4 công cụ hỗ trợ marketer tạo chiến dịch content hiệu quả


Có rất nhiều bộ công cụ hỗ trợ các marketer tạo chiến dịch content marketing. Bạn có tự tin khẳng định là mình đã biết hết và nắm vững cách hoạt động của những bộ công cụ này. Nếu chưa thì chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Công cụ hỗ trợ tìm ý tưởng, theo dõi đối thủ

Trong lĩnh vực content marketing, là một Copywriter, thật đau đầu mỗi khi “giáp mặt” với Deadline mà bạn lại chưa có ý tưởng gì hết! Để tránh bị như vậy, bạn nên tập cách nuôi dưỡng ý tưởng mọi lúc mọi nơi. Dưới đây là những nơi mà bạn có thể “ghé thăm” và tìm kiếm những ý tưởng cho Content của mình. Bạn sẵn sàng rồi chứ?

4 công cụ hỗ trợ marketer tạo chiến dịch content hiệu quả

  1. Quora (https://www.quora.com): Là một trang web – nơi bạn có thể đặt topic câu hỏi và nhận câu trả lời từ những người dùng khác về bất kì chủ đề nào, cộng đồng sẽ bình chọn ra câu trả lời hay nhất. Các câu trả lời thường có chất lượng cao, bao gồm cả từ các chuyên gia, vậy nên đây là địa điểm lý tưởng để bạn tìm kiếm ý tưởng và tham khảo những góp ý của người dùng khác.
  2. Reddit (https://www.reddit.com): Giống như một kho báu các ý tưởng vô tận. Đây là nơi mọi người có thể đến và thoải mái nói bất cứ điều gì trong suy nghĩ của mình. Vậy nên chắc hẳn bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng độc đáo, mới lạ dù có phần “thô” mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến đấy.
  3. Google Search (https://www.google.com.vn): Tất nhiên là không thể bỏ qua ông lớn Google được rồi. Một thư viện khổng lồ, nơi bạn có thể tìm kiếm gần như tất cả mọi thứ. Chỉ cần gõ một từ khóa và Google sẽ tự động đưa ra các chủ đề liên quan để bạn tham khảo. Quá tuyệt phải không nào!
  4. Buzzsumo (http://buzzsumo.com): Là công cụ tuyệt vời để tìm kiếm những nội dung đang hot và được chia sẻ, lan truyền nhiều nhất tại thời điểm hiện tại trong khu vực của bạn. Chỉ cần nhập từ khóa vào thanh công cụ tìm kiếm của Buzzsumo và trang web sẽ trả về cho bạn những bài viết đang được chia sẻ nhiều nhất về chủ đề của bạn.
  5. Amazon (https://www.amazon.com): Nghe có vẻ không liên quan lắm nhỉ? Tuy nhiên, bên cạnh việc là trang web bán hàng, Amazon còn là cách độc đáo để bạn tìm kiếm ý tưởng nội dung, đặc biệt khi bạn có những chủ đề B2B như tiếp thị, bán hàng… Chính những đánh giá của người dùng là cơ sở để bạn tìm kiếm những ý tưởng mới cho những nội dung về kinh doanh.
  6. Google Keyword Planner (https://ads.google.com/KeywordPlanner): Đây là một cách vô cùng hiệu quả để tìm kiếm các chủ đề thú vị và mang lại cho bạn rất nhiều kết quả mà không mất bất kỳ một khoản phí nào. Bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm kiếm những từ khóa mà rất nhiều người cũng tìm kiếm mỗi tháng, từ đó giúp nảy sinh ra những ý tưởng mới, những điều bạn nên viết để bắt kịp xu hướng.
  7. KWFinder (https://kwfinder.com): Đây là một công cụ trả phí. Cũng giống như Google Keyword Planner, nhưng nếu Google Keyword Planner chỉ tập trung cho những người sử dụng Google Ads, thì KWFinder sẽ phù hợp hơn với những người làm Content Marketing, SEO.
  8. Feedly (https://feedly.com): Là một ứng dụng đọc nội dung website/blog cực kì hiệu quả. Từ cách sắp xếp bố cục đến việc tổng hợp nội dung của họ thực sự khiến người dùng phải thích thú. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nguồn cho bạn lựa chọn. Đây là một công cụ “Must-have” đối với dân làm Content Marketing. Bạn sẽ dễ dàng theo dõi những nội dung mới mà không bỏ sót bất cứ thứ gì. Bởi vì, bạn sẽ nhận ngay được thông tin khi có bài viết mới liên quan đến topic mà bạn đã nhấn theo dõi.
  9. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng SemRush hay những công cụ như mình đã giới thiệu ở phần công cụ dành cho SEOer

Công cụ soạn thảo văn bản, nội dung

> Google Docs dùng để soạn thảo văn bản, đây là một công cụ khá phổ biến của Google. Nó có chức năng giống Microsoft Word – trình quản lý văn bản phổ biến nhất trên thế giới, và còn được cài đặt sẵn các tiện ích mở rộng khác nữa.

> WordPress (https://wordpress.com): Đa số website hay các blog đều đang sử dụng mã nguồn của WordPress. Công cụ này cung cấp cho bạn trình Editor, soạn thảo văn bản với rất nhiều tính năng hữu ích cùng hàng nghìn plugin khác được hỗ trợ.

> Với các nội dung Infographic, bạn có thể sử dụng những công cụ ở phần biên tập Fanpage Facebook

Công cụ lên lịch viết bài

> Google Keep: Đây cũng là một ứng dụng khá hữu ích để quản lý lịch viết bài của bạn. Ngoài tính năng ghi chú, Google Keep còn có phần Reminders (Nhắc nhở) cho phép bạn đặt lịch cho ghi chú. Thật tiện vì Google Keep cho phép bạn tạo checklist công việc, khi hoàn thành xong một bài viết, bạn chỉ cần tick vào đó là xong. Bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ bài viết nào đó hay viết bài trùng lặp.

> Google Calendar:  Là công cụ top đầu phải được nhắc đến. Như mình đã giới thiệu ở trên, ngoài việc sử dụng để làm lịch cá nhân, bạn có thể dùng nó để lên lịch viết bài, bạn yên tâm là nếu quên việc, Google Calendar sẽ nhắc nhở bạn ngay.

> Evernote: Tương tự Google Keep thì cũng là công cụ mà chúng ta nên quan tâm.

> CoSchedule (https://coschedule.com): Bao gồm các công cụ khá hay dành cho những người làm Marketing, trong đó có công cụ lên lịch viết bài Editorial Calendar (https://coschedule.com/editorial-calendar), cho phép bạn lập kế hoạch cho công việc biên tập của mình.

Content marketing hiệu quả

Công cụ đo lường, theo dõi hiệu suất

Khi content của bạn đã xuất ra, bạn cần phải biết được rằng nội dung đó có hiệu quả hay không, lượng truy cập có cao không, content của bạn được bao nhiêu người tương tác, bao nhiêu người nán lại để đọc content của bạn, tỷ lệ thoát ra là bao nhiêu… Những tỷ lệ này sẽ đều được thể hiện qua những thông số, qua đó bạn có thể biết được phải làm những gì với nội dung của mình.

Những công cụ hữu ích bạn có thể sử dụng để đo lường hiệu quả của bài viết content marketing bao gồm:

  1. Google Analytics
  2. Google Search Console
  3. Trình Business Manager của Facebook
  4. Ahrefs (https://ahrefs.com)

>> Xem thêm bài viết:

Nghệ thuật viết content: Tiếp cận độc giả bằng văn phong trò chuyện

Organic search, Direct, Referral, Social trong Google Analytics là gì?