Khi xây dựng và làm nội dung cho website bạn có bao giờ hình dung là đối tượng người đọc nào sẽ theo dõi website của mình không? Bạn có hình dung họ là người như thế nào, họ muốn gì và đang gặp khó khăn gì? Bạn sẽ xây dựng nội dung website như thế nào mới phù hợp?
Có 2 dạng người đọc nội dung
Thấu hiểu về những người truy cập và sử dụng website là tiền đề để bạn tạo ra nội dung hay và sâu sắc hơn.
Chúng tôi chia người đọc nội dung website thành 2 loại chính:
- Người đang cần mua sản phẩm/ dịch vụ ngay tại thời điểm đó
- Người chưa cần mua sản phẩm/dịch vụ ngay tại thời điểm đó
Người đang cần mua sản phẩm là khách hàng tiềm năng của bạn. Họ có khát khao, họ có mong muốn cần được đáp ứng. Khi bạn giải quyết được vấn đề của họ, họ sẽ chi tiền cho bạn.
Còn người chưa cần mua sản phẩm/ dịch vụ lúc đó là người đang trong quá trình tìm kiếm thông tin để giải đáp thắc mắc. Họ có nhu cầu cần mua hay không là chuyện của tương lai.
- 70 – 80% nội dung của website nên tập trung phục vụ cho người cần mua
- 20 – 30 % còn lại cho người chưa cần mua, vì bạn có thể nuôi dưỡng “ấn tượng thương hiệu” trong họ cho những trường hợp họ trở lại và muốn mua thực sự.
Rất nhiều người thắc mắc tại sao từ khoá lên top, website có truy cập nhưng không có người liên hệ, chính là do việc định hướng từ khoá và nội dung website chưa nhắm đúng người cần mua.
Các từ khoá để SEO hay chạy adwords cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng sát với những gì người cần mua tìm kiếm. Đây là điều mà chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần khi trao đổi với khách hàng.
Đặc điểm chung của những người này
Dù chúng ta chia họ ra thành nhiều loại khác nhau, thì họ cũng có những đặc điểm chung của người dùng mạng Internet.
Một sự thật tàn nhẫn là không phải lúc nào họ cũng đọc hết bài viết của bạn.
Quay lại vấn đề, nếu không đọc hết vậy họ sẽ thế nào?
a. Hơn 55% người chỉ bỏ ra < 15 giây để xem một trang web
Quá ít đúng không? Một người trưởng thành trung bình đọc 250 chữ/ phút, nếu bỏ ra ít hơn 15 giây, nghĩa là họ đọc chưa tới 62 chữ trên trang web.
Nếu bạn không phải dân viết bài pro bạn phải làm sao? Bình tĩnh, chúng tôi sẽ gợi ý những thông tin ở phía bên dưới để xây dựng nội dung website, chúng ta sẽ đi tiếp đến con số thứ hai.
b. Người truy cập sẽ dành ra khoảng 2,6 giây để lướt qua website trước khi “đậu” lại ở một nơi nào đó.
Đúng với nghĩa đen của từ “lướt web”, họ sẽ lướt nhanh qua nội dung, đọc lướt các đề mục lớn trước khi họ phát hiện thấy có chỗ nào hay ho thì sẽ dừng lại.
Câu hỏi để suy ngẫm: lướt qua lướt lại mà họ không thấy gì hay, họ sẽ làm gì? Out khỏi website chứ còn gì nữa?
c. Hầu như mọi người chỉ lướt khoảng 60 % nội dung website mà bạn viết
Tuy nhiên, người đọc sẽ lướt hết 100% nội dung, nếu bài viết có chứa hình ảnh và video.
Vì họ đọc lướt, nên hãy khéo léo để níu họ lại ở những phần nội dung quan trọng. Đừng quên:
- Sử dụng các đề mục con.
- Nội dung viết ngắn gọn, súc tích
- Tô đậm, in nghiêng, thêm màu cho chữ
- Thêm hình cho sinh động.
Thêm một chút gia vị mắm muối, hành ngò cho món ăn nội dung đậm đà và đẹp mắt hơn.
> Có thể bạn quan tâm: 5 cách để khách hàng tin tưởng sản phẩm được đăng trên website
Giải pháp nào giúp website giữ chân được người dùng?
Khi website của bạn không đạt được những mục tiêu ban đầu, ứng dụng các phân tích và thử nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp khắc phục. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp được những thắc mắc vừa nêu ra.
Xây dựng và nuôi dưỡng website là hình thức marketing phổ biến mà nhiều doanh nghiệp đang sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, giữa hàng triệu website “mọc” lên mỗi năm, việc trang web của bạn không đủ nổi bật hay thậm chí không thành công như trong kỳ vọng là điều không thể tránh khói.
Để tìm ra giải pháp cải thiện, lời khuyên đặt ra cho bạn chính là hãy xem xét lại thật kỹ thiết kế, nội dung website và nghiên cứu các số liệu web nhằm xác định đâu là nguyên nhân kìm hãm tiềm năng của trang web.
Phân tích và thử nghiệm A/B (A/B Testing)
Bạn đang quản lý một trang web nhưng bạn lại không thể kiểm soát được thời gian trung bình người dùng truy cập vào trang (time on-site) hay họ được điều hướng như thế nào chính là một sai lầm. Với công cụ Analytics, bạn có thể đo lường được thời gian trung bình mỗi người dùng truy cập website và khách hàng thoát khỏi trang của bạn để truy cập vào trang web nào.
Khi người dùng từ trang web của bạn rời đi mà không tiếp tục truy cập trang nào khác thì bạn phải tìm ra nguyên nhân là gì. Nếu vấn đề nằm ở việc khách hàng phải dành quá nhiều thời gian để điều hướng qua mục khác trong quy trình bán hàng, thì bạn nên tìm ra cách để tối ưu hóa thanh điều hướng và những vấn đề liên quan.
Với từng nội dung website được xuất bản, thời gian mà khách hàng muốn bỏ ra cũng khác nhau. Việc có một lượng lớn người dùng từ bỏ trang web đồng nghĩa với việc website của bạn không mang lại cho người dùng trải nghiệm tích cực hay có giá trị.
Vì vậy, phân tích và thử nghiệm A/B sẽ giúp hiển thị nhiều phiên bản của cùng một trang web tùy vào lựa chọn của mỗi khách truy cập. Điều này rất hữu ích trong việc khắc phục các hạn chế trên trang web, từ đó ngăn cản suy nghĩ muốn rời khỏi trang web của khách hàng.
Thử nghiệm từ xa (In-Person Testing)
Thử nghiệm từ xa là một chiến lược mà theo đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn người dùng để kiểm tra trang web của mình bằng cách thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: yêu cầu khách hàng mua một sản phẩm nào đó và gửi đến một địa chỉ cụ thể trên trang web của bạn.
Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ theo dõi một cá nhân và yêu cầu họ thực hiện một số tác vụ nhất định, thông qua việc hướng dẫn cách điều hướng trang web. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên hỏi người thử nghiệm tại sao họ chọn tùy chọn đó thay vì một tùy chọn khác, hoặc yêu cầu thích gì về một tính năng cụ thể…
Điều này nên được thực hiện thường xuyên trong quá trình xây dựng nội dung website vì khi khởi chạy trang web, bạn có thể gặp phải ra các vấn đề lớn mà bạn khó nhận thấy được. Nếu trang web của bạn đã hoạt động mà không thông qua bước kiểm tra trước này thì vẫn chưa phải quá muộn, bạn vẫn có thể sử dụng bắt tay vào thử nghiệm ngay bây giờ.
Thông thường, bạn đừng nên lựa chọn quá nhiều người thử nghiệm. Chỉ cần 3 người là đủ vì nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm chi phí và quản lý để phát hiện ra nhiều lỗ hổng có thể đã bị bỏ qua.
Đây là một chiến lược hiệu quả bởi người kiểm tra trang web có hạn trong khi người truy cập lại đông. Những lỗi bạn chưa kịp phát hiện thì người dùng có thể tìm ra. Điều này có thể giúp bạn tránh những rắc rối khi chạy web. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng phần mềm (như máy quay phim) để theo dõi trình duyệt của người thử nghiệm, cùng với cuộc gọi thoại hoặc video, để thảo luận về quy trình tiến hành với họ.
Đơn giản hóa quy trình chốt đơn
Bạn đang chăm sóc khách hàng và hướng dẫn họ mua hàng? Vậy sau khi truy cập trang web, người dùng sẽ làm gì tiếp theo? Có điều gì đặc biệt về sản phẩm, dịch vụ, chính sách ưu đãi thu hút họ mua hàng?
Điều đầu tiên mà bạn cần thực hiện là đảm bảo tính minh bạch và đơn giản trong quy trình chốt đơn. Hãy thẳng thắn về bất kỳ khoản phí bổ sung nào, chi phí vận chuyển hay thời gian vận chuyển có thể mất bao lâu.
Ngoài ra, bạn cũng nên lập ra một danh sách các câu hỏi thường gặp nhằm giải quyết các mối quan tâm chung mà khách hàng tiềm năng có thể gặp phải. Khi khách hàng đã lựa chọn sản phẩm cần mua, hãy làm cho quá trình thanh toán trở nên dễ dàng. Nên cho phép khách hàng tùy chọn nhiều thanh toán khác nhau.
Cuối cùng, khi đã bán hàng, hãy gửi email cảm ơn đến người dùng, để họ thấy được doanh nghiệp quan tâm đến họ và tạo lý do để họ chia sẻ về trang web và sản phẩm của bạn. Điều này sẽ góp phần thu hút nhiều khách hàng mới và tạo ra sự trung thành cho những khách hàng cũ.
Hãy nhớ rằng, bán một sản phẩm không phải là mục tiêu cuối cùng. Mà biến một người dùng trở thành một khách hàng trọn đời mới là trọng điểm mà bạn cần thực hiện. Do đó, bên cạnh những phương pháp tiếp thị khác thì việc đầu tư vào website bán hàng nhằm mang đến những trải nghiệm tích cực là điều cần làm. Vì vậy, nếu trang web của bạn đang hoạt động kém hiệu quả, nội dung website viết không tốt, hãy thử nghiệm các giải giáp do chúng tôi gợi ý trong bài viết trên nhé.
>> Xem thêm bài viết: