Các chiến dịch tiếp thị hiệu quả trên di động nhất truyền tải thông tin phù hợp một các chính xác tới user khi họ cần chúng - và đôi khi là trước khi họ nhận ra mình muốn những thông tin đó. Thông điệp nhất quán và phù hợp không chỉ nâng cao trải nghiệm của khách hàng cả trong và ngoài ứng dụng của bạn, mà còn đem tới sự trung thành dài hại từ khách hàng của bạn.
Top 10 chiến dịch tiếp thị di động (Mobile Marketing Campaign) hiệu quả
Với việc điện thoại di động chiếm khoảng thời gian trung bình 3 tiếng mỗi ngày của mỗi người thì việc các user có những mối liên hệ cá nhân chặt chẽ đối với chiếc smartphone của họ là điều không có gì phải ngạc nhiên. Dưới đây là một số thống kê thú vị:
- 65,5% người Mỹ trưởng thành kiểm tra điện thoại của họ tới 160 lần trong 1 ngày.
- User Mỹ nhận trung bình 49,9 push notification (thông báo) mỗi ngày.
- Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trung bình cho các thông báo là 2,25%.
- Gần 30% user xóa một ứng dụng do phải nhận quá nhiều quảng cáo hoặc thông báo.
- Người sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) truy cập vào trung bình từ 9 - 10 ứng dụng mỗi ngày.
Vậy làm thế nào để ứng dụng của bạn nổi bật giữa một thị trường hỗn loạn tràn ngập các thông báo ứng dụng đang giành giật thời gian của các user? Làm thế nào để bạn đảm bảo tin nhắn di động của bạn không chỉ thu hút được sự chú ý của user mà còn khiến họ mở và sử dụng ứng dụng của bạn thường xuyên?
Chiến dịch tiếp thị nâng cao nhận diện (Awareness campaign)
Mặc dù tỷ lệ giữ chân là chỉ số quan trọng nhất cho sự phát triển trên thiết bị di động, việc xây dựng nhận biết thương hiệu sẽ thúc đẩy sự quan tâm và mức độ chuyển đổi khách hàng. Nếu user không biết về ứng dụng của bạn thì làm thế nào để bạn có thể mong đợi họ tương tác với nó?
Các chiến dịch tiếp thị nâng cao nhận thức thương hiệu (awareness campaign) giúp truyền bá thông điệp về giá trị mà ứng dụng của bạn đem lại. Một số công ty thực hiện loại chiến dịch này thành công qua quảng cáo di động (mobile ads) trên các kênh thông tin truyền thông xã hội (social media channel), nhưng công ty khác lại tìm phương thức sáng tạo hơn để thể hiện giá trị của họ bằng cách cung cấp một giải pháp tức thì cho một vấn đề chung.
Ví dụ, Ogilvy & Mather Paris đã hợp tác với ứng dụng Scrabble để cung cấp cho người dân Paris một phương thức kết nối wifi miễn phí ở những địa điểm mà họ thường không thể truy cập wifi. Tuy nhiên, để kết nối với mạng lưới này, user phải chứng minh khả năng chính tả của mình.
Càng đạt được điểm cao thì bạn càng nhận được thời gian sử dụng wifi miễn phí dài hơn. Họ thậm chí còn tận dụng các phương tiện truyền thông xã hội và khuyến khích user đăng những từ ngữ họ gặp lên Facebook, mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng mức độ nhận thức về thương hiệu của họ.
Kết quả? Hơn 100.000 phút sử dụng wifi miễn phí, 6.000 từ được giải quyết và vô số lượt tải xuống của ứng dụng Scrabble.
Chiến dịch giao dịch (Transactional campaign)
Cho dù là khi bạc đang xác nhận một giao dịch có thành công hay không hay khi thông báo một user về thông tin giao hàng, các chiến dịch giao dịch (transactional campaign) cũng rất hữu ích trong việc thúc đẩy mức độ tương tác - và có những số liệu để chứng minh điều đó. Các chiến dịch tiếp thị giao dịch có tỷ lệ mở và tương tác cao gấp 8 lần so với email tiếp thị truyền thống.
Như vậy tức là phần khó nhất đã được giải quyết. Bạn đã chứng minh được giá trị của mình, đủ để khiến user chuyển đổi, và bây giờ bạn sẽ muốn giao dịch đó liền mạch và minh bạch nhất có thể để khiến người dùng nôn nóng thực hiện nó một lần nữa.
Tuy nhiên, việc gửi hàng nghìn chiến dịch giao dịch độc nhất cho từng user có thể khiến bạn nhanh chóng bị quá tải và làm giảm đi hiệu quả của nó. Chiến dịch tiếp thị kích hoạt (trigger campaign - khi ứng dụng tự động gửi đi những thống báo, email khi một thao tác nào đó được thực hiện trên ứng dụng) là một cách tuyệt vời để tự động hóa tương tác, đáp lại các thao tác cụ thể của từng user (hoặc là cả khi user không thao tác gì cả).
Vì vậy, khi một user đặt hàng một bức ảnh từ ứng dụng Walgreens, họ đã tự động được nhận một email hữu ích xác nhận đơn hàng của họ và cung cấp khung thời gian về thời điểm đơn đặt hàng của họ sẵn sàng để được nhận.
Chiến dịch tiếp cận đầu tiên (Onboarding campaign)
23% ứng dụng chỉ được sử dụng một lần. Khiến user trải nghiệm ứng dụng lần đầu tiên một cách đúng đắn là chìa khóa để giữ chân họ lâu dài và cũng có thể nâng giá trị vòng đời khách hàng lên tới 500%.
Chiến dịch tiếp cận (onboarding campaign) hiệu quả sẽ giúp user hiểu được những yếu tố thiết yếu nhất. Tùy thuộc từng ứng dụng, bạn có thể muốn đem tới một "tour" trải nghiệm ứng dụng, làm nổi bật các tính năng chính hoặc liệt kê những lợi ích mà ứng dụng có thể đem lại. Dù bạn chọn làm nổi bật gì trong chiến dịch tiếp thị của mình, hãy đảm bảo rằng bạn truyền tải những giá trị sớm nhất có thể.
Cách tốt nhất để truyền tải thông điệp về giá trị mà ứng dụng của bạn đem lại? Nói với user của bạn chính xác những gì cần phải làm trước tiên.
Headspace gửi một email thú vị tới từng user mới, chào đón họ tới với ứng dụng và cho họ những hướng dẫn rõ ràng về cách để tận dụng tối đa nền tảng của họ. Ứng dụng đưa ra một lời kêu gọi hành động rõ ràng, trong đó user mới có thể ngay lập tức bắt đầu phiên sử dụng đầu tiên của họ, ứng dụng cũng đưa ra một lộ trình để user biết chính xác điều gì sẽ xảy ra sau khi họ hoàn thành những bước căn bản.
Chiến dịch Opt-in (Opt-in campaign)
Điều cuối cùng user của bạn muốn làm là lựa chọn nhận nhiều email hơn, nhiều thông báo và nhiều tin nhắn hơn. Hiện tại họ đã ngập đầu trong những thông báo trong khi đang cố gắng có được một "hộp thư đến trống" rồi.
Nếu bạn phải yêu cầu user của bạn lựa chọn (opt in) việc phải nhận những thứ như là email hoặc tin nhắn SMS thì hãy nói với họ trong đó có những gì. Họ sẽ nhận được gì nếu chọn nhận những tin nhắn đó?
Quan trọng hơn, thời gian đưa ra những yêu cầu đó cũng quan trọng như nội dung của nó vậy. Thay vì chỉ hỏi những user sử dụng ứng dụng lần đầu tiên rằng liệu họ có sẵn lòng nhận thông báo không, hãy sử dụng các chiến dịch tiếp thị mồi như một cách để giúp họ hiểu lý do họ muốn được nhận những thông báo này.
Việc tạo ra một quy trình mà nó có thể chuẩn bị cho user của bạn một cách chu đáo khi đưa ra lựa chọn có chấp nhận những yêu cầu đó hay không sẽ làm tăng khả năng họ chấp nhận những yêu cầu này.
National Wholesale Liquidators đã tạo ra một chiến dịch tin nhắn SMS di động như một công cụ dẫn đầu thế hệ cho cơ sở dữ liệu email và văn bản của họ. Nếu user chọn tham gia diễn dịch SMS này, họ sẽ nhận được phiếu giảm giá từ 5-25$.
Chiến dịch kết thúc với 50.000 email mới và nhận ra rằng người tham gia đã chi tiêu nhiều hơn 80% so với khách hàng thông thường của họ.
Chiến dịch khuyến mãi (Promotion campaign)
Chắc chắn là loại chiến dịch tiếp thị được biết tới rộng rãi nhất đối với người tiêu dùng, chiến dịch khuyến mãi (promotional campaign) có thể cực kỳ có sức ảnh hưởng khi nói đến mức độ tương tác... và cả ngừng tương tác. Quá ít khuyến mãi và khách hàng của bạn sẽ chẳng có động lực để mua hàng. Quá nhiều, thì "giảm giá đặc biệt" của bạn sẽ có vẻ chẳng đặc biệt nữa.
Áp dụng chiến dịch tiếp thị khuyến mãi sẽ giúp bạn thu hút nhiều người dùng hơn. Chìa khóa ở đây là tìm ra sự cân bằng dựa trên hành vi và sở thích của user. Phân tích dữ liệu người dùng và từng phân đoạn khách hàng sẽ giúp bạn hiểu user của mình ở mức độ tâm lý học - cho phép bạn nhắm tới user với những ưu đãi họ thực sự quan tâm.
Hàng rào địa lý (geofencing) là một cách tuyệt vời để nhắm tới user cho những ưu đãi dựa trên địa lý. Pizza Hut UK sử dụng hàng rào địa lý và tiếp thị qua SMS để nhắm tới user trong một khu vực cụ thể cho một ưu đãi Pizza. Họ thiết lập các vị trí hàng rào địa lý trong bán kính nửa dặm đối với từng cửa hàng Pizza Hut. Khách hàng đã đăng ký tin nhắn SMS sẽ nhận được khuyến mãi SMS trên điện thoại của họ nếu họ ở cách một cửa hàng Pizza Hut nào đó nửa dặm.
Pizza Hut đạt hiệu quả cao hơn 142% trong việc gia tăng doanh số bán hàng so với những kênh khác. Chiến dịch tiếp thị SMS của họ hiệu quả hơn 4,4 lần so với quảng cáo trên TV và 2,6 lần so với quảng cáo trực tuyến.
Tạm kết
5 trong số 10 loại chiến dịch giúp bạn tăng tỷ lệ giữ chân người dùng đã được hé lộ. Có những chiến dịch ắt hẳn đã quen thuộc đối với người sử dụng ứng dụng, và có những chiến dịch vô cùng xa lạ đối với họ. Hãy cùng đón đọc phần tiếp theo để “nắm giữ” 5 loại chiến dịch tiếp thị còn lại và những hiệu quả mà chúng có thể đem lại nhé!
(Link nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm bài viết:
10 Loại Chiến Dịch Tiếp Thị Di Động Giúp Tăng Tỷ Lệ Giữ Chân Người Dùng (P2)