Mô hình Freemium là gì? Bản chất và ví dụ của mô hình này


Mô hình Freemium đang ngày càng trở nên phổ biến trong thế giới phần mềm và dịch vụ. Đây là một chiến lược định giá và phát triển sản phẩm cho nhiều App kinh doanh sáng tạo mang lại lợi ích cho cả người dùng và doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, trên cả 2 nền tảng iOS và Android, số lượng Freemium App chiếm hơn 90%. Trong bài viết hôm nay, cùng Dichvuseos tìm hiểu về khái niệm, bản chất và ví dụ của mô hình Freemium nhé! 

Khái niệm mô hình freemium

Thuật ngữ "freemium" là sự kết hợp của hai từ "free" (miễn phí) và "premium" (cao cấp), một phần đã nói lên bản chất của mô hình này, cụ thể: 

Theo mô hình freemium, doanh nghiệp cung cấp một phiên bản cơ bản của sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí cho người dùng. Phiên bản miễn phí này có chức năng cơ bản và giới hạn, nhằm giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm và nhận ra giá trị của nó. Sau đó, họ sẽ được khuyến khích nâng cấp lên phiên bản cao cấp có đầy đủ tính năng thông qua việc thanh toán một khoản phí nhất định.

Bản chất của mô hình freemium

Bản chất của mô hình freemium

Mô hình Freemium ban đầu cung cấp dịch vụ miễn phí nhưng nếu muốn trải nghiệm những tính năng nâng cao hơn, bạn phải nâng cấp tài khoản lên bảng trả phí, mô hình này có các bản chất sau:

Mô hình Freemium không hề mới

Mặc dù thuật ngữ này chỉ mới trở nên phổ biến gần đây, nhưng mô hình kinh doanh hàng hóa kỹ thuật số này đã xuất hiện từ lâu.

Tính phí cho các tính năng bổ sung có thể bắt nguồn từ sự thịnh hành của các shareware (dạng phần mềm chia sẻ) và biến thể của nó. Các trialware (phần mềm dùng thử), chẳng hạn như các phiên bản cũ của Adobe Photoshop hay Internet Download Manager chỉ được sử dụng sản phẩm trong khoảng thời gian nhất định (thường là 30 ngày) mà không phải trả tiền bản quyền.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng di động, mô hình freemium đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Thực tế, chúng có thể là dạng ứng dụng phổ biến nhất trên smartphone của bạn.

Freemium xuất hiện dày đặc trên thị trường App

Một nhà phát triển có thể kiếm tiền từ ứng dụng trên smartphone theo một số cách thông dụng. Lựa chọn đầu tiên là tính phí trả trước. Tuy nhiên, với số lượng ứng dụng rất đa dạng trên Google Play Store và App Store, sẽ khá khó khăn để thuyết phục người dùng trả phí cho một sản phẩm mà họ chưa được trải nghiệm.

Một cách khác nữa là kiếm tiền từ quảng cáo trên ứng dụng, tuy nhiên phần lớn người dùng đều phàn nàn về chúng. Đây cũng không phải là phương pháp đáng tin cậy nhất để đảm bảo lợi nhuận.

Đó là lý do tại sao nhiều nhà phát triển chọn hình thức thứ ba: chiến lược giá freemium. Gần như mọi loại ứng dụng, từ các công cụ tăng năng suất làm việc và ứng dụng dự báo thời tiết cho đến các ứng dụng hẹn hò đều tích hợp mô hình freemium. Ngay cả với các ứng dụng chụp ảnh, chẳng hạn như VSCO vốn đã khá phổ biến với người dùng iPhone, đều sẽ yêu cầu trả phí cho các bộ lọc và mẫu đặc biệt.

Free to Pay, nhưng không hẳn là Free

Sự phát triển mạnh mẽ của mô hình freemium cũng một phần đến từ xu hướng trả tiền trong ứng dụng. Mọi ứng dụng di động trong Google Play Store và App Store đều có tùy chọn bán các tính năng nâng cấp. Vì thế, hầu hết nhà phát triển sẽ tận dụng lợi thế này nhằm yêu cầu bạn trả phí loại bỏ quảng cáo trong khi trải nghiệm.

Mô hình này được liên kết với tài khoản Google hoặc Apple của người dùng, nên người dùng có thể hoàn tất giao dịch chỉ với một lần nhấp.

Đó là lý do tại sao nhiều nhà phát triển sử dụng "dark pattern" (tạm dịch: thiết kế đen) để hối thúc khách hàng trả tiền. Chiến lược này sẽ sử dụng các cửa sổ pop-up yêu cầu mở khóa các tính năng bổ sung trong lần đầu tiên truy cập ứng dụng hoặc loại bỏ các quảng cáo phiền toái.

Các giao dịch trong ứng dụng cũng đặc biệt phổ biến trong loại hình game Free to Play với thông điệp "miễn phí". Không giống các ứng dụng khóa tính năng trước khi trả phí, các trò chơi thường sử dụng giao dịch vi mô (microtransaction) khuyến khích bạn liên tục trả tiền để mua các vật phẩm, nhân vật hoặc tiền tệ trong game.

Ví dụ về mô hình freemium

Ví dụ về mô hình Freemium

Một vài ứng dụng nổi tiếng sau đây mà có thể bạn sử dụng hàng ngày đang áp dụng chiến lược mô hình freemium:

Spotify

Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến nổi tiếng này cung cấp phiên bản miễn phí với quảng cáo và một số hạn chế về chất lượng âm thanh và khả năng tùy chọn. Tuy nhiên, người dùng có thể nâng cấp lên gói Spotify Premium không quảng cáo và chất lượng âm thanh cao hơn.

Canva

Mô hình freemium được áp dụng cho nền tảng thiết kế nổi tiếng này, đây là nền tảng thiết kế và chỉnh sửa ảnh trực tuyến  cung cấp phiên bản miễn phí với các mẫu và tính năng cơ bản. Để truy cập vào thư viện mẫu và tính năng mở rộng, người dùng có thể đăng ký gói Canva Pro. 

Grammarly

Công cụ kiểm tra ngữ pháp và chính tả này có phiên bản miễn phí cho phép người dùng kiểm tra các lỗi cơ bản. Tuy nhiên, để có đầy đủ tính năng như phát hiện lỗi ngữ nghĩa, đồng vị từ và cải thiện diễn đạt, người dùng cần nâng cấp lên gói Grammarly Premium. 

Nói tóm lại, với sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhu cầu của người dùng, mô hình freemium sẽ tiếp tục là một lựa chọn hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường rộng lớn và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Bằng cách khai thác tối đa tiềm năng của mô hình này, doanh nghiệp có thể đạt được thành công trong thời đại kinh doanh số ngày nay. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của Dichvuseos, hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quá nhé!