Bản cập nhật Google Updates T3/2024 dành cho nhà phát triển web


Ngày 12 tháng 3: Trải nghiệm trên trang và Core Web Vitals (CWV)

Nội dung

Cách Google đề cập đến trải nghiệm trên trang và cập nhật INP chính thức là Core Web Vitals

Lý do

INP thay thế FID làm chỉ số chính Core Web Vitals, Google sẽ ngừng sử dụng và xóa FID ra khỏi các công cụ Chrome.

Trải nghiệm trên trang

Google đang cố gắng ưu tiên xếp hạng những nội dung cung cấp trải nghiệm chất lượng cao trên trang web. Theo đó Google cho biết Core Web Vitals được sử dụng trong hệ thống xếp hạng và có ảnh hưởng đến thứ hạng của website.

Google đánh giá trải nghiệm người dùng theo tổng thể webiste, nhưng chủ yếu sẽ tập trung đánh giá theo từng trang cụ thể. Trải nghiệm trên trang là một trong các tiêu chí quan trọng giúp Google quyết định xếp hạng trang đó so với nhiều đối thủ, trong khi đưa nội dung phù hợp nhất đến với người đọc.

Phân trang thương mại điện tử

Cách để cải thiện trải nghiệm của người dùng trên webiste là sử dụng phân trang, tải trang theo từng phần để tối ưu kết quả khi người dùng tìm kiếm. Việc này sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng khi lượt tải trang ban đầu nhanh hơn so với việc phải tải tất cả kết quả cùng lúc.

Một số mẫu trải nghiệm người dùng:

  • Phân trang (Pagination): người dùng có thể sử dụng các đường liên kết như "tiếp theo", "trước" và số trang để di chuyển giữa các trang, mỗi lần chỉ hiện một trang kết quả.
  • Tải thêm (Load More): Các nút mà người dùng có thể nhấp vào để mở rộng một tập hợp kết quả xuất hiện ban đầu.
  • Cuộn vô hạn (Infinite Scroll): người dùng có thể cuộn đến cuối trang để nội dung được tải thêm.

Output

Để đảm bảo Google có thể thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nội dung mà bạn phân trang, hãy làm theo những phương pháp sau:

  • Liên kết các trang theo thứ tự: bằng cách đưa các đường liên kết từ mỗi trang vào trang kế tiếp bằng thẻ <a href>
  • Sử dụng URL chính xác: thêm một tham số truy vấn ?page=n vào URL, vì Google coi các URL trong một trình tự phân trang là các trang riêng biệt.
  • Tránh lập chỉ mục các URL có bộ lọc hoặc thứ tự sắp xếp thay thế: hãy chặn việc Google lập chỉ mục các URL không mong muốn bằng thẻ meta, robots, noindex.

Thay đổi Core Web Vitals

Chrome chính thức sẽ ngừng hỗ trợ FID bắt đầu từ ngày 9 tháng 9 năm 2024. Do đó chúng ta cần chuyển FID sang INP trước thời gian này để tiếp tục sử dụng.

INP là gì?

INP (Interaction to Next Pain): là chỉ số quan trọng chính của website, đánh giá khả năng phản hồi của trang bằng cách sử dụng dữ liệu từ API.

INP theo dõi độ trễ của tất cả các lượt tương tác như: nhấp, nhấn và nhập từ bàn phím với một trang trong suốt thời gian hoạt động và báo cáo thời lượng dài nhất, bỏ qua các điểm ngoại lai. INP thấp có nghĩa là trang luôn phản hồi nhanh với phần lớn lượt tương tác của người dùng.

Lưu ý: Việc di chuột và cuộn không ảnh hưởng đến INP. Tuy nhiên, thao tác cuộn bằng bàn phím (phím cách, page up, page Down, v.v.) liên quan đến thao tác nhấn phím, có thể kích hoạt các sự kiện khác mà INP có thể đo lường.

Mục tiêu của INP là giảm thiểu thời gian từ khi người dùng bắt đầu một tương tác cho đến khi website phản hồi, đối với tất cả hoặc hầu hết các lượt tương tác mà người dùng bắt đầu.

Thang điểm INP

Dưới đây là quy định về thang điểm INP dùng để đánh giá website đang cung cấp trải nghiệm người dùng với khả năng phản hồi cao hay thấp trên thiết bị di động và máy tính để bàn:

  • INP bằng hoặc nhỏ hơn 200 mili giây có nghĩa là trang của bạn có khả năng phản hồi tốt.
  • INP nằm trong khoảng từ 200 mili giây đến 500 mili giây đồng nghĩa với việc trang của bạn cần cải thiện.
  • INP lớn hơn 500 mili giây có nghĩa là trang của bạn có khả năng phản hồi kém.

INP khác FID như thế nào?

Giống nhau: INP và FID đều là chỉ số đo lường mức độ phản hồi trang web khi người dùng tương tác.
Khác nhau:

  • FID đo lường độ trễ đầu vào của lượt tương tác đầu tiên trên một trang.
  • INP đo lường khả năng phản hổi tổng thể cho tất cả hoạt động tương tác trang.

Ngày 6 tháng 3: Dọn dẹp tài liệu về công thức nấu ăn

Nội dung của Dọn dẹp tài liệu về công thức nấu ăn

Xoá công thức nấu ăn có hướng dẫn khỏi tài liệu về dữ liệu có cấu trúc cho công thức nấu ăn.

Tài liệu về dữ liệu có cấu trúc của Google là gì?

Là một tập hợp các hướng dẫn, mô tả cách thức sử dụng dữ liệu có cấu trúc để cải thiện cách Google hiểu và hiển thị trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm. Sử dụng dữ liệu có cấu trúc sẽ giúp trang web của bạn có được nhiều dạng hiển thị hơn như: sitelink, đoạn trích nổi bật, ...

Dữ liệu có cấu trúc cho công thức nấu ăn là gì?

Là việc sử dụng dữ liệu có cấu trúc để cho Google biết về công thức nấu ăn đó, giúp người dùng tìm thấy nội dung công thức nấu ăn.

Khi bạn cung cấp thông tin như: điểm xếp hạng của người đánh giá, thời gian nấu và chuẩn bị cũng như thông tin dinh dưỡng, Google có thể hiểu rõ hơn công thức nấu ăn của bạn và trình bày cho người dùng theo những cách thú vị. Công thức nấu ăn có thể xuất hiện trong kết quả của Google Tìm kiếm và Google Hình ảnh.

Công thức nấu ăn xuất hiện

Dựa trên cách bạn đánh dấu nội dung, công thức nấu ăn của bạn có thể đủ điều kiện xuất hiện dưới dạng nâng cao như là băng chuyền:

Công thức xuất hiện dạng băng chuyền

Lý do của Dọn dẹp tài liệu về công thức nấu ăn

Vì tính năng này của Trợ lý Google (Google Assistant) đã bị xoá, nên Google sẽ cập nhật tài liệu về mã đánh dấu công thức nấu ăn để phản ánh thay đổi đó. Chủ sở hữu trang web không cần thay đổi gì; tất cả thuộc tính tiếp tục được đề xuất sử dụng cho Google Tìm kiếm.

Ngày 5 tháng 3: Chính sách mới về nội dung rác

Google đã bổ sung 3 chính sách mới liên quan đến nội dung rác bao gồm: lạm dụng tên miền đã hết hạn (PBN), vi phạm nội dung trên quy mô lớn và lợi dụng uy tín của một trang web khác, cụ thể:

Lạm dụng tên miền đã hết hạn

Các hành vi như mua lại các tên miền đã hết hạn để tạo ra những nội dung không có giá trị cho người dùng với mục đích thao túng kết quả thứ hạng tìm kiếm. Ví dụ minh họa:

  • Nội dung của đơn vị liên kết trên một trang web từng được một cơ quan chính phủ sử dụng
  • Sản phẩm y tế thương mại bày bán trên trang web từng được một tổ chức từ thiện y tế phi lợi nhuận sử dụng
  • Nội dung liên quan đến sòng bạc nằm trên trang web từng là của một trường tiểu học

Đây là một cập nhật chính sách quan trọng của Google nhằm giải quyết vấn nạn lạm dụng tên miền đã hết hạn (PBN - Parked Domain Name) để phát tán nội dung rác và thao túng kết quả tìm kiếm.

Sử dụng nội dung sai trái trên quy mô lớn

Sử dụng nội dung sai trái trên quy mô lớn là trường hợp nhiều trang web được tạo ra với mục đích chính là thao túng thứ hạng tìm kiếm mà không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người dùng. Hành vi này thường tập trung vào việc sản xuất một khối lượng lớn nội dung không rõ nguồn, kém chất lượng hoặc hoàn toàn vô nghĩa đối với người tiêu dùng, bất kể phương thức tạo ra nội dung đó như thế nào.

Các ví dụ điển hình về việc sử dụng nội dung sai trái trên quy mô lớn bao gồm nhưng không giới hạn ở:

  • Sử dụng công nghệ AI hoặc các công cụ tương tự để tạo ra hàng loạt trang web mà không mang lại giá trị thực sự cho người dùng.
  • Trích xuất dữ liệu từ các nguồn khác nhau, kết quả tìm kiếm hay nội dung khác để sản xuất ra một lượng lớn các trang (kể cả những trang được tạo thông qua các kỹ thuật tự động biến đổi như sử dụng đồng nghĩa, dịch máy hoặc các kỹ thuật làm rối mã nguồn khác) mà kém hữu ích cho người tiêu dùng.
  • Dàn dựng, ghép nối nội dung từ nhiều website khác nhau mà không tạo ra giá trị.
  • Tạo ra nhiều trang web khác nhau nhằm che giấu, bản chất nội dung chỉ được điều chỉnh một cách máy móc.
  • Sản xuất ra hàng loạt trang web với nội dung vô nghĩa, khó hiểu với người đọc nhưng lại nhồi nhét đầy từ khóa quảng cáo cho công cụ tìm kiếm.
  • Nếu đang lưu trữ những nội dung như vậy trên website, bạn nên xóa bỏ chúng khỏi công cụ tìm kiếm ngay lập tức.

Lạm dụng uy tín của trang web khác

Điều này được hiểu đơn giản là các trang web uy tín đăng tải những bài viết không liên quan đến chủ đề hoặc bài viết không cung cấp giá trị cho người dùng.

Mục đích của việc làm này là nhằm thao túng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm bằng cách lợi dụng uy tín và tín hiệu xếp hạng của trang web gốc. Những trang web của bên thứ ba này có thể là trang quảng cáo, trang đối tác, hoặc bất kỳ trang web nào khác không liên quan đến nội dung chính của trang lưu trữ, hoặc được tạo ra mà không có sự giám sát chặt chẽ cũng như thiếu sự tham gia của chủ sở hữu trang web gốc, đồng thời không mang lại bất cứ giá trị nào cho người dùng.

Một số ví dụ điển hình về hành vi lạm dụng uy tín của trang web khác bao gồm:

  • Một trang web giáo dục lưu trữ nội dung do bên thứ ba viết về đánh giá các khoản vay ngắn hạn. Bên thứ ba này phân phối trang đó rộng rãi với mục đích chính là thao túng thứ hạng tìm kiếm.
  • Trang web y tế chứa đựng nội dung của bên thứ ba về "những sòng bạc tốt nhất" được thiết kế chủ yếu để thao túng xếp hạng tìm kiếm, mà không liên quan nhiều đến lĩnh vực y tế.
  • Website đánh giá phim lưu trữ các trang của bên ngoài về chủ đề gây nhầm lẫn cho người xem như "cách mua lượt theo dõi trên mạng xã hội", "website bói toán hay nhất", "dịch vụ viết luận văn giỏi nhất" với mục tiêu cơ bản là thao túng xếp hạng.
  • Trang web thể thao chứa nội dung của bên khác về "đánh giá thực phẩm bổ sung năng lượng tập luyện" mà ban biên tập ít kiểm soát và mục đích chính là thao túng xếp hạng.
  • Website tin tức lưu trữ phiếu giảm giá do bên thứ ba cung cấp, với rất ít sự giám sát hay đóng góp từ phía chủ quản, chỉ nhằm mục tiêu thao túng thứ bậc tìm kiếm.

Google cũng đã cập nhật thêm “Các câu hỏi thường gặp về nội dung hữu ích”

Google Tìm kiếm có dùng một "hệ thống nội dung hữu ích" nào để xếp hạng không?

Để cải thiện mức độ hữu ích của nội dung trong kết quả tìm kiếm, Google đã giới thiệu "hệ thống nội dung hữu ích" vào năm 2022. Tuy nhiên, Google không sử dụng một hệ thống duy nhất để xác định nội dung hữu ích. Thay vào đó, hệ thống xếp hạng cốt lõi của Google kết hợp rất nhiều tín hiệu và hệ thống khác nhau.

Cách để kiểm tra xem nội dung của tôi có hữu ích hay không?

  • Tự đánh giá nội dung của bạn có hữu ích và đáng tin cậy không, điều này có thể dựa trên hiệu suất của bài viết và nguồn thông tin bạn tham khảo.
  • Trả lời được các câu hỏi về nội dung chất lượng
  • Cung cấp trải nghiệm tốt cho người dùng
  • Nội dung tập trung vào người dùng mà không dùng kỹ thuật để thao túng kết quả tìm kiếm và tránh những nội dung ưu tiên công cụ tìm kiếm
  • Đáp ứng các tiêu chí E-E-A-T
  • Hỏi “Ai, cách thức và lý do” tạo ra nội dung của bạn

Hệ thống xếp hạng cốt lõi của Google có đánh giá mức độ hữu ích của nội dung trên cấp trang hay toàn trang web không?

Hệ thống xếp hạng cốt lõi của Google chủ yếu hoạt động trên cơ sở từng trang riêng lẻ, kết hợp nhiều tín hiệu và hệ thống khác nhau để đánh giá tính hữu ích của nội dung trên mỗi trang web. Ngoài ra, một số tín hiệu trên toàn bộ website cũng được Google tính đến trong quá trình xếp hạng.

Việc xoá nội dung không hữu ích có giúp nội dung khác của tôi đạt thứ hạng cao hơn không?

Xóa nội dung không hữu ích trước đó sẽ góp phần tăng thứ hạng cho trang web của bạn. Vì việc sở hữu nhiều nội dung không hữu ích sẽ kéo cả trang web của bạn bị hạ uy tín.

Nếu xoá nội dung không hữu ích, tôi có phải đợi đến khi ra mắt một bản cập nhật cốt lõi thì mới thấy được những điểm cải thiện tiềm ẩn về thứ hạng không?

Vị trí xếp hạng có thể thay đổi bất cứ lúc nào do nhiều nguyên nhân. Google liên tục cập nhật hệ thống xếp hạng cốt lõi của mình. Nội dung trên web cũng không ngừng biến đổi, và hệ thống của Google xử lý điều này. Vì vậy, không có khoảng thời gian cụ thể nào mà bạn phải chờ đợi để thấy được sự cải thiện tiềm năng trong xếp hạng sau khi thực hiện các thay đổi trên trang web.

Phiên bản Chrome chung dành cho Google StoreBot

Lý do của việc này để giúp nhóm Google Mua sắm duy trì trình thu thập thông tin StoreBot dễ dàng hơn.
Nội dung: Cập nhật tác nhân người dùng Google StoreBot nhằm sử dụng một phiên bản phần giữ chỗ của Chrome. Nếu bạn mã hoá cứng giá trị cũ trong mã, hãy cập nhật giá trị đó để bỏ qua phiên bản này.