Emotional Branding là một trong những chiến lược quan trọng, đặc biệt là đối với các Marketer chuyên nghiệp và những người phát triển ứng dụng, phần mềm. Vận dụng tốt Emotional Branding sẽ mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cụ thể hơn về chiến lược này.
Emotional Branding là gì?
Emotional Branding là quá trình hình thành mối quan hệ giữa người tiêu dùng và sản phẩm hoặc thương hiệu bằng cách khơi gợi cảm xúc của họ. Các Marketer làm được điều này bằng cách tạo ra những nội dung đa dạng, thu hút được trạng thái cảm xúc, bản ngã, nhu cầu và nguyện vọng của người tiêu dùng.
Emotional Branding và Emotional Advertising
Mặc dù có vẻ dễ hiểu, nhưng Emotional Advertising lại là một hoạt động phức tạp và khi thực hiện không đúng cách, bạn có thể khiến người dùng cảm thấy bối rối. Tuy nhiên, nếu cân nhắc cẩn thận và sử dụng sự hấp dẫn về mặt cảm xúc, Emotional Advertising có thể mang lại hiệu quả cao.
Cảm xúc có thể được áp dụng một cách trực tiếp trong quảng cáo. Mỗi Emotional Ad đều đóng góp vào chiến lược xây dựng Emotional Branding. Nói cách khác, Emotional Ad giống như những khối xây dựng riêng lẻ, hoàn toàn có thể tạo nên tính toàn vẹn về cấu trúc của thương hiệu.
Nhiều công ty sẽ tạo ra các Emotional Ad tại các sự kiện lớn, đồng thời quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Ví dụ: Sau lệnh cấm du lịch của Hoa Kỳ vào năm 2018, Airbnb đã khởi động một chiến dịch thúc đẩy ý tưởng về một cộng đồng toàn cầu trong quảng cáo, mang tên “Hãy tiếp tục đi du lịch trong tương lai!”. Đưa ra một tuyên bố như thế này là một chiến lược rất táo bạo nhưng mang lại hiệu quả cao.
Cảm xúc và Thứ bậc của nhu cầu
Tháp nhu cầu Maslow phân loại động cơ cảm xúc thông qua các nhu cầu sinh học và xã hội. Con người cần phải giải quyết các nhu cầu sinh lý của mình (thức ăn, nơi ở, không khí, nước) trước khi họ có thể đáp ứng các nhu cầu liên quan đến cảm xúc của mình, chẳng hạn như: lòng quý trọng (sự tôn trọng, địa vị, sức mạnh) và sự tự hiện thực hóa bản thân.
Các thương hiệu lớn trên thế giới đều áp dụng các lý thuyết của Maslow về nhu cầu của con người vào việc xây dựng thương hiệu.
Bài học rút ra như sau:
Việc tìm hiểu xem sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng những nhu cầu nào và đề xuất giá trị phù hợp có thể giúp bạn thu hẹp mức độ hấp dẫn cảm xúc, nhắm mục tiêu người dùng một cách dễ dàng hơn.
Khoa học thần kinh về xây dựng EMOTIONAL BRANDING
Hiện nay, có một số công ty triển khai xây dựng thương hiệu của mình để tác động đến khách hàng ở mức độ tâm lý bằng một chiến thuật gọi là “Neuromarketing”.
Khoa học thần kinh là một lĩnh vực nghiên cứu các phản ứng nhận thức và tình cảm của con người. Trong Marketing, khi chúng ta tiếp cận thương hiệu từ góc độ khoa học thay vì mắt, mã hóa khuôn mặt và EEG (điện não đồ), chúng ta có thể phân tích tốt hơn phản ứng của một người và hiểu chính xác cách người đó sẽ phản ứng về mặt cảm xúc với một chiến dịch quảng cáo hoặc thương hiệu.
Tìm hiểu sâu hơn về yếu tố khoa học trong Marketing đã tiết lộ rất nhiều kết quả chính xác, giúp các Marketer có thể dễ dàng tiếp cận đối tượng người dùng của họ:
- 90% quyết định mua hàng được thực hiện trong tiềm thức.
- Con người xử lý hình ảnh nhanh hơn 60.000 lần so với văn bản.
- 50% trải nghiệm thương hiệu đều dựa trên cảm xúc.
Lợi ích của việc xây dựng Emotional Branding
Sử dụng các kỹ thuật khoa học thần kinh, kết hợp với các chiến lược Marketing và xây dựng thương hiệu sẽ mang lại một số kết quả khá hấp dẫn.
Khi bạn thu hút khán giả của mình, bạn đang xây dựng mối quan hệ với họ, điều này giúp giá trị lâu dài của khách hàng tăng lên đáng kể. Điều này còn mang lại lợi ích cho vấn đề ngân sách, đó là bởi vì bạn sẽ chi tiêu ít hơn để thu hút sự tin tưởng của khách hàng.
Tại sao việc tận dụng lợi thế của chiến lược Emotional Branding này lại quan trọng?
Bởi vì 90% quyết định mua hàng được thực hiện trong tiềm thức, nhưng 89% người tiêu dùng không cảm thấy có mối liên hệ cá nhân với thương hiệu họ đang mua. Điều này có nghĩa rằng, bạn hoàn toàn có thể làm nổi bật thương hiệu của mình tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh bằng cách nỗ lực thiết lập một kết nối cảm xúc.
Các phương pháp xây dựng Emotional Branding
Sử dụng cảm xúc thông qua việc xây dựng thương hiệu và Marketing có thể tạo ra những đại sứ thương hiệu trung thành, lâu dài cho doanh nghiệp của bạn.
- Tập trung vào cảm xúc thông qua hình ảnh
- Cá nhân hóa các tương tác của bạn
- Truyền cảm hứng cho sự tương tác
- Tạo sự thoải mái cho người dùng
- Đáp ứng các vấn đề quan hệ công chúng một cách nhanh chóng
Nói tóm lại, thu hút cảm xúc (Emotional Branding) là một chiến thuật đã được chứng minh trong việc thu hút, kết nối và khuyến khích người dùng sử dụng các loại sản phẩm và dịch vụ.
(Link nguồn: Internnet)
>> Xem thêm bài viết:
Gamification Và Chiến Lược Xây Dựng Customer Loyalty Program