Mã trạng thái HTTP là gì? Tổng hợp ý nghĩa các loại mã HTTP


Các mã trạng thái HTTP, có thể không có quá nhiều ý nghĩa đối với người truy cập nhưng ngược lại đối với người quản trị website, các SEOer thì chúng cực kỳ quan trọng. Không chỉ là những là vấn đề ảnh hưởng đến SEO mà nó còn thực hiện thu thập dữ liệu và các thông tin liên quan, sau đó đưa ra phân tích tình trạng của chúng dựa trên những gì đã thu thập được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các vấn đề liên quan đến chủ đề này.

Mã trạng thái HTTP là gì?

Mã trạng thái HTTP là một loại mã thông báo của máy chủ phản hồi khi người dùng yêu cầu tìm kiếm một vấn đề gì đó có hoặc không thể thực hiện được. Thông thường mã sẽ có 3 chữ số và kèm theo dòng thông báo.

Phân nhóm các mã trạng thái HTTP

Mã trạng thái HTTP có rất nhiều loại mã, mỗi mã sẽ có một chức năng khác nhau. Vì thế, người ta lấy chữ số đầu tiên để xác định và xếp chúng vào một nhóm riêng biệt. 

Mã trạng thái HTTP là gì? Tổng hợp ý nghĩa các loại mã HTTP

Dưới đây là một số nhóm mã HTTP mà bạn nên biết:

  • 1xx - Mã thông tin
  • 2xx - Mã truy cập thành công
  • 3xx - Mã chuyển hướng
  • 4xx - Mã thông báo lỗi trong yêu cầu truy cập
  • 5xx - Mã do lỗi server

Ý nghĩa các mã trạng thái HTTP

Mỗi mã HTTP có một chức năng riêng, vì thế để có thể hiểu thêm chi tiết hơn về một số loại mã thường gặp nhất hiện nay.

Mã trạng thái HTTP 1xx nghĩa là gì? 

Các mã trạng thái 1xx này là những mã thông tin mang tính tạm thời và phải yêu cầu người dùng hành động gì đó để có thể tiếp tục truy cập. Đối với mã trạng thái 1xx, server đã tiếp nhận yêu cầu truy cập và đang trong quá trình xử lý. 

Mã trạng thái HTTP 1xx

Trong mã 1xx này sẽ bao gồm các mã và chức năng như sau:

  1. 100 (Continue): Người dùng cần tiếp tục yêu cầu truy cập để có thể tiến đến các phần tiếp theo.
  2. 101 (Switching Protocols): Khi người dùng yêu cầu máy chủ chuyển đổi giao thức, máy chủ sẽ phản hồi là đã nhận được yêu cầu và xác nhận chuyển đổi giao thức truy cập.
  3. 102 (Processing): Mã trạng thái này cho biết máy chủ đã nhận được và đang xử lý các yêu cầu, nhưng việc phản hồi này tạm thời không có hiệu lực
  4. 103 (Early Hints): Mã trạng thái sử dụng để trả về một số tiêu đề phản hồi trước khi các thông tin được trao đổi qua client và server (message HTTP).

Mã trạng thái HTTP 2xx (mã thông báo thành công)

Mã trang thái HTTP 2xx cho biết người dùng truy cập sẽ thông thông báo thành công liên kết đã yêu cầu trước đó. 

Mã trạng thái HTTP 2xx

Thông thường các mã nằm tron 2xx sẽ bao gồm các mã như sau:

  1. 200 (Successful): mã trạng thái thông báo máy chủ xử lý yêu cầu thành công
  2. 201 (Created): Mã thông báo máy chủ xử lý yêu cầu thành công và tạo ra một dữ liệu mới cho người dùng truy cập.
  3. 202 (Accepted): Người dùng phải tiếp tục yêu cầu truy cập. khi đó các máy chủ sẽ trả về một thông báo đã nhận được phần đầu yêu cầu truy cập và đợi nhận phản hỏi phần còn lại.
  4. 203 (Non - Authoritative information): Các máy chủ đã xử lý yêu cầu thành công, nhưng các thông tin phản hồi của người dùng có thể đến những nguồn khác.
  5. 204 (No content): Mã thông báo máy chủ xử lý yêu cầu thành công, nhưng không có bất kỳ nội dung nào được phản hồi đến người dùng.
  6. 205 (Reset content): Thông trạng thái tương tự như mã (204), nhưng tuy nhiên, mã này sẽ xuất hiện hiện khi máy chủ yêu cầu người dùng thiết lập lại chế độ xem tải dữ liệu.
  7. 206 (Partial Content): Thông báo các máy chủ xử lý thành công một phần của yêu cầu truy cập.

Mã trạng thái HTTP 3xx (Mã chuyển hướng)

Dạng mã trạng thái HTTP 3xx này thường là thông báo chuyển hướng người dung truy cập sang một địa chỉ khác. 

Mã trạng thái HTTP 3xx

Mã 3xx này sẽ bao gồm các mã như sau:

  1. 300 (Multiple choices): Mã thông báo các máy chủ có 1 loạt các hành động lựa chọn có sẵn dựa trên yêu cầu mà máy chủ nhận được.
  2. 301 (Moved Permanently): Mã trạng tháithông báo nguồn tài nguyên được yêu cầu đã được di chuyển vĩnh viễn sang 1 URL hoàn toàn mới và bất kỳ references nào liên quan đến nguồn tài nguyên đó thì trong thời gian tới cũng sử dụng 1 trong những URL được trả lại. Mã 301, nên sử dụng trong SEO khi có 1 URL cần được redirect.
  3. 302 (Moved temporarily): mã trạng thái này thông báo máy chủ đang tạm thời bị di chuyển sang một địa chỉ mới. Khi phản hồi về mã này thì máy chủ sẽ tự động chuyển tiếp khách truy cập đến một địa chỉ mới.
  4. 303 (See other): Mã thông báo máy chủ phản hồi khi người dùng truy cập gửi yêu cầu truy cập cho một vị trí khác. Các máy chủ sẽ tự động chuyển người dùng đến vị trí khác.
  5. 304 (Not modified): mã trạng thái thông báo trang mã khách truy cập không thay đổi kể từ khi gửi yêu cầu truy cập lần cuối. Khi phản hồi về mã này, thì nó sẽ không gửi lại các nội dung của trang đó.
  6. 305 (Use proxy): Mã thông báo người yêu cầu có thể truy cập vào các trang yêu cầu có sử dụng máy chủ proxy.
  7. 307 (Temporary redirect): Mã trạng thái này thông báo máy chủ đang bị chuyển hướng tạm thời sang một địa chỉ khác và khách truy cập vẫn sẽ sử dụng địa chỉ này truy cập trong tương lai.

Mã trạng thái HTTP 4xx (Mã lỗi yêu cầu)

Mã 4xx này thường cho thấy có thể phát sinh lỗi trong yêu cầu truy cập của người dùng. Như lỗi về không tìm thấy trang, cần phải có xác thực để tiếp tục truy cập,...

Mã trạng thái HTTP 4xx

Mã này sẽ bao gồm các mã riềng và mỗi loại mã sẽ thông báo lỗi khác nhau như sau:

  1. 400 (Bad request): Mã trạng thái HTTP thông báo không hiểu được cú pháp của yêu cầu
  2. 401 (Not authorized): Mã thông báo không có quyền truy cập cần được chứng thực.
  3. 403 (Forbidden): Mã trạng thái thông báo máy chủ từ chối yêu cầu của truy cập
  4. 404 (Not found): Mã trạng thái HTTP phổ biến nhất, thông báo máy chủ không tìm thấy trang mã người dùng yêu cầu.
  5. 405 (Method not allowed): Mã báo các phương pháp quy định của người dùng không được máy chủ cho phép.
  6. 406 (Not acceptable): Mã trạng tháithông báo trang yêu cầu không đáp ứng được nội dung đã yêu cầu
  7. 407 (Proxy authentication required): Mã này cũng như mã 401, nhưng người yêu cầu phải xác thực bằng cách sử dụng proxy
  8. 408 (Request timeout): Thông báo máy chủ đã hết thời gian chờ nhận yêu cầu truy cập.
  9. 409 (Conflict): Mã trạng thái Thông báo máy chủ xung đột giữa các yêu cầu truy cập.
  10. 410 (Gone): Thông báo máy chủ phản hồi mã này khi tài nguyên đã bị xóa vĩnh viễn.
  11. 411 (Length required): thông báo các máy chủ không chấp nhận các yêu cầu mà không có độ dài hợp lệ)
  12. 412 (Precondition Failed): Thông báo máy chủ không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của người dùng.
  13. 413 (Request entity too large): Mã trạng thái HTTP thông báo máy chủ không xử lý được khi yêu cầu xử lý quá lớn.
  14. 414 (Request URI is too long): Thông báo URI quá dài để máy chủ có thể xử lý được.
  15. 415 (Unsupported media type): Mã trạng tháithông báo định dạng yêu cầu của người truy cập không được hỗ trợ
  16. 416 (Request range not satisfiable): Thông báo người truy cập khi yêu cầu không có sẵn trong trang)
  17. 417 (Expectation Failed): Mã trạng thái HTTP thông báo máy chủ không đáp ứng được những yêu cầu của người dùng.

Mã trạng thái HTTP 5xx (mã lỗi server)

5xx là dạng mã trạng thái chỉ ra lỗi khi phát sinh lỗi trong máy chủ và đang cố gắng xử lý yêu cầu của khách truy cập.

Mã trạng thái HTTP 5xx

Có các mã lỗi về server như sau:

  1. 500 (Internal Server Error): Mã trạng thái báo lỗi server nội bộ.
  2. 501 (Not implemented): Máy chủ không có chức để hoàn tất yêu cầu.
  3. 502 (Bad Gateway): Gateway không nhận phản hồi từ server gốc.
  4. 503 (Service Unavailable): Mã trạng thái máy chủ ngừng hoạt động.
  5. 504 (Gateway Time-out): Server không nhận phản hồi kịp thời.

Trong các mã trạng thái HTTP trên thì các mã quan trọng nhất trong SEO bao gồm: 200, 301, 302, 404, 410, 503,...

> Xem thêm bài viết: Xampp là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Xampp

Mã trạng thái HTTP khác gì HTTPS?

Về bản chất, mã trạng thái HTTP và HTTPS là giống nhau, đều là các mã số 3 chữ số dùng để biểu thị kết quả của một yêu cầu HTTP. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt nhỏ cần lưu ý:

  • Giao thức: Mã trạng thái HTTP được sử dụng trong giao thức HTTP, trong khi mã trạng thái HTTPS được sử dụng trong giao thức HTTPS (phiên bản bảo mật của HTTP).
  • Bảo mật: Do HTTPS mã hóa dữ liệu truyền đi, nên các mã trạng thái HTTPS cũng được mã hóa và bảo mật hơn so với mã trạng thái HTTP.
  • Một số mã trạng thái đặc biệt: Có một số mã trạng thái chỉ xuất hiện trong HTTPS, ví dụ như:
  • 426 Upgrade Required: Yêu cầu client nâng cấp lên giao thức HTTPS.
  • 495 Cert Error: Lỗi chứng chỉ SSL.
  • 496 No Cert: Không có chứng chỉ SSL.
  • 497 HTTP to HTTPS: Yêu cầu HTTP được gửi đến cổng HTTPS.

Ngoài những điểm khác biệt trên, ý nghĩa và cách sử dụng các mã trạng thái HTTP và HTTPS là tương tự nhau. Bạn có thể tham khảo bảng mã trạng thái HTTP để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từng mã.

Nhìn chung, mã trạng thái HTTP rất quan trọng, giúp chúng ta xác định được các vấn đề đường truyền khi truy cập vào website nào đó. Nội dung bên trên đã giải thích khá chi tiết về mã trạng thái HTTP và các loại mã ảnh hưởng đến SEO. Hy vọng nội dung bên trên sẽ là những nội dung tham khảo hữu ích cho các bạn làm website cũng như các SEOer.