Nâng cao hiệu quả làm việc với 9 Business Framework


“Làm thế nào để gây ấn tượng với khách hàng?”, "Làm thế nào để biết cách làm việc hiệu quả?" hay “Làm thế nào để sản phẩm sau khi ra ngoài thị trường nhận được sự chào đón của người tiêu dùng”,v.v... là những câu hỏi chúng ta thường đặt ra khi mỗi lần bắt đầu xây dựng một sản phẩm. Và kết quả thường thấy là: chúng ta thường loay hoay không biết làm thế nào để xây dựng phương án tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu chúng ta đưa ra những điểm cốt yếu cần phải xử lí dựng thành 1 mô hình thì bất cứ ai cũng có thể dựa trên đó để đưa ra các phương án tối ưu. Mô hình này được gọi là Business Framework.

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà người ta chia framework ra nhiều loại khác nhau. Tùy vào từng business mà framework chỉ ra những cái gì là cần thiết? những gì là vấn đề cần giải quyết? Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu cho chúng ta một số Framework cơ bản có tính ứng dụng cao.

9 Business Framework giúp nâng cao hiệu quả làm việc

Framework trong business chính là nền tảng được sử dụng chung liên quan đến các lĩnh vực như cách suy nghĩ - phân tích vấn đề, cách giải quyết vấn đề, lập phương án chiến lược,...

Nâng cao hiệu quả làm việc với 9 Business Framework

Chiêu thứ 1: MECE

MECE là từ viết tắt của Mutually Exclusive and Collective Exhaustive, được sử dụng với ý nghĩa “không có thất thoát, không có trùng lăp”. Framework này không chỉ được sử dụng rộng rãi trong business mà nó còn được ứng dụng ngay trong các tình huống cơ bản như sắp xếp, thu dọn đồ đạc.

Business Framework này giúp ta đưa ra được những đánh giá chính xác, tránh các vấn đề liên quan đến mất mát, rò rỉ hay trùng lặp. Đây được coi là một tư duy cơ bản trong tư duy logic (Logical thinking).

Chiêu thứ 2: Phân tích 3C

Phân tích 3C là Business Framework được sử dụng để phân tích hiện trạng dựa trên mối quan hê của Company (công ty) – Customer (khách hàng) – Competitor (đối thủ cạnh tranh).

Chiêu thứ 3: Phân tích SWOT

SWOT dùng để phân tích các cơ hội cũng như nguy cơ tiềm tàng dựa trên những ưu nhược điểm của công ty, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố bên ngoài.

  • Sức mạnh của các yếu tố bên trong (Strengths)
  • Yếu điểm của các yếu tố bên trong (Weaknesses)
  • Cơ hội từ các yếu tố bên ngoài (Opportunities)
  • Nguy cơ tiềm ẩn từ các yếu tố bên ngoài (Threats)

Chiêu thứ 4: Phân tích 4P

Dựa trên 4 luận điểm: Product (sản phẩm) - Price (giá cả) - Promotion (khuyến mãi) – Place (địa điểm lưu thông) để phân tích chiến lược marketing của sản phẩm, từ đó đưa ra các vấn đề nổi cộm.

Chiêu thứ 5: STP

STP là Business Framework dùng để xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm, dịch vụ mang tính kế hoạch dựa trên các yếu tố như phân mảng (Segmentation), lựa chọn mục tiêu (Targeting), định vị sản phẩm trên thị trường (Positioning).

Chiêu thứ 6: Perception map

Perception map là dạng biểu đồ minh họa những gì muốn người dùng biết về sản phẩm, dịch vụ dựa theo 2 trục.

Chiêu thứ 7: Value Chain

Value Chain là Business Framework được sử dụng khi muốn nắm bắt các giai đoạn, từ giai đoạn lên kế hoạch cho sản phẩm, dịch vụ cho đến khi bán sản phẩm ra thị trường. Mục đích của framework này dùng để nắm rõ những ưu nhược điểm trong cơ cấu business.

Chiêu thứ 8: 5 Force

Business Framework này không chỉ dùng để phân tích cho công ty và đối thủ cạnh tranh mà còn dùng cho toàn bộ ngành công nghiệp. Nó giúp ta có thể nắm bắt tình hình dựa trên mối tương quan của 5 yếu tố: cạnh tranh của những công ty mới gia nhập, maker cung cấp cung ứng sản phẩm, khách hàng là người mua, các mặt hàng thay thế giá rẻ.

Chiêu thứ 9: Mô hình AARRR

Mô hình AARRR là mô hình nổi cộm trong thời gian gần đây, là ý tưởng phát triển hàng hóa, dịch vụ. Mô hình này sẽ phân chia sự thay đổi trong hành vi của người sử dụng thành 5 giai đoạn, phân tích những vấn đề nổi bật và tiến hành cải tiến. Đây là Business Framework được khuyến khích sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh Homepage.

Tổng kết

Business Framework là mô hình được tạo ra để bất cứ ai cũng có được những tiêu chí đánh giá nhất định. Do đó, khi dùng framework sẽ giúp người sử dụng khoanh vùng được những vấn đề cơ bản cần xử lý. Ngoài ra, việc sử dụng framework để giải thích cho người nghe cũng sẽ dễ dàng hơn, và người nghe cũng sẽ dễ hình dung hơn.