SEO Audit là gì? Những điều cần biết về SEO Audit


SEO Audit (Kiểm toán SEO) được xem là biện pháp khám bệnh tốt nhất cho trang web, qua đó biết được tình trạng và hiệu suất hoạt động của trang web và đưa ra những phương án thay đổi để cải thiện. Vậy cụ thể nó như thế nào thì hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

SEO Audit là gì?

SEO Audit là một thuật ngữ tiếng Anh, tạm dịch ra là “Kiểm toán việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm”, là việc phân tích sự hiện diện website của mình và xem hiệu suất của nó, qua đó biết được liệu các hoạt động diễn ra trên website của bạn có đang thực hiện đúng hướng và hiệu quả hay không. Việc “kiểm toán SEO” nó cũng có nhiều điểm tương đồng với kiểm toán trong tài chính, mục đích của nó là để tìm ra bất kỳ vấn đề cấu trúc nào trong hiệu suất hoạt động của công cụ tìm kiếm. Sau khi thu thập được những dữ liệu đó, người làm web có thể tạo ra những thay đổi tích cực để giúp cải thiện thứ hạng của trang web trên các trang công cụ tìm kiếm.

Những vấn đề này bao gồm các vấn đề về cấu trúc trang web, vấn đề nội dung SEO, vấn đề kỹ thuật, vấn đề về trải nghiệm người dùng và khoảng trống trong nội dung của bạn, trong số những thứ khác. Việc SEO Audit cũng có thể cung cấp cho bạn những Insight quan trọng về thị trường để biết được bạn đang thiếu sót điều gì, chính vì vậy hoạt động này cần được thực hiện theo định kỳ. Dĩ nhiên, công việc SEO Audit nên được thực hiện bởi những chuyên gia trong lĩnh vực.

SEO Audit là gì? Những điều cần biết về SEO Audit

Khi thực hiện SEO Audit cần cân nhắc những yếu tố nào?

Khi nhắc đến việc SEO Audit, hãy chắc chắn rằng bạn đã lên kế hoạch từ trước cho nó để mọi thứ được nhất quán và toàn diện. Chắc chắn khi thực hiện thì bạn cần kiểm tra tối thiểu toàn bộ các vấn đề được đề cập ở trên, ngoài ra còn là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm.

Ngoài việc toàn diện, bạn cũng muốn các kết quả sau khi kiểm tra cần phải đơn giản để dễ hiểu. Bằng cách đó, không chỉ bạn sẽ hiểu nó, mà bạn có thể trình bày chúng cho các nhân viên khác một cách rõ ràng và súc tích. Qua đó bạn và các thành viên trong phòng Marketing có thể tạo ra liên kết giữa những kết quả từ việc SEO Audit với hiệu suất hoạt động SEO của trang web.

Khi thực hiện SEO Audit có những yếu tố nào cần tránh?

Yếu tố đầu tiên khi thực hiện SEO Audit là không được vội vã hấp tấp, thay vào đó bạn cần bình tĩnh và dành thời gian để rà soát từng khía cạnh về mức độ hiển thị của trang web trên Internet, qua đó có được cảm giác về mọi thứ đang hoạt động ra sao. Trong một số trường hợp, nó có thể cần tới 6 tuần để thực hiện việc SEO Audit cho một trang web lớn. Ngay cả với những trang web nhỏ hơn thì thời lượng tối thiểu cũng cần tới 2 tuần. Một điều nữa bạn cần tránh trong thời gian thực hiện SEO Audit chính là không được thay đổi bất cứ điều gì với trang web mà không có dữ liệu quan trọng để backup lại những thay đổi đó.

Việc SEO Audit sẽ phân tích những yếu tố gì?

Một lần SEO Audit hoàn chỉnh sẽ đi sâu vào toàn bộ các thành phần liên quan tới các hoạt động SEO Marketing. Chúng có thể bao gồm mã trạng thái, thẻ meta, sơ đồ trang web, tốc độ trang, khả năng thu thập dữ liệu, cấu trúc nội dung của bạn và cách trang web của bạn được tối ưu hóa cho thiết bị di động. Nói chung, chúng có thể lên tới cả chục thứ cần phải phân tích và kiểm tra hiệu suất. Toàn bộ những thông tin sau đó sẽ được chắt lòng trong một tài liệu kiểm toán mà bạn và các thành viên trong nhóm có thể phân tích, sau đó đưa ra những kiến nghị phù hợp để cải thiện hiệu suất cho trang web.

Dù vậy, toàn bộ mọi thứ vẫn sẽ được liệt vào 3 nhóm là: On-site SEO, Off-site SEO và chiến lược nội dung. On-site SEO bao gồm toàn bộ các thành phần bạn có trên trang đóng góp vào yếu tố SEO. Những yếu tố này bao gồm cả thẻ mô tả, thẻ tiêu đề, các đề mục hay những khía cạnh kỹ thuật khác như là tốc độ tải trang hay mức độ tương thích với điện thoại. Với Off-site SEO thì nó sẽ bao gồm các liên kết đề xuất từ các trang khác hay chất lượng của Backlink. Chiến lược nội dung sẽ liên quan đến cách bạn sử dụng các từ khóa hay chất lượng của nội dung trên trang để quyết định mức độ tin cậy và xác thực của trang.