Tỷ lệ chuyển đổi là gì? 9 chiến lược giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi


Tỷ lệ chuyển đổi không phải là thuật ngữ quá xa lạ đối với các marketer, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về định nghĩa cũng như các chiến lược để tăng tỷ lệ chuyển đổi qua bài viết dưới đây nhé!

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi hay còn gọi là Conversion Rate ghi lại phần trăm người dùng đã hoàn thành một hành động nào. Tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng cách lấy tổng số người dùng 'chuyển đổi' (ví dụ: bằng cách nhấp vào quảng cáo), chia cho quy mô tổng thể của đối tượng và chuyển con số đó thành tỷ lệ phần trăm.

Ví du: Có 100 người vào website của bạn, trong đó có 10 người để lại số điện thoại cho bạn liên hệ. Khi đó tỉ lệ là (10/100)x100=10 và bạn có tỷ lệ chuyển đổi là 10%.

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thường sẽ xảy ra sau khi khách hàng truy cập website của bạn thành công. Điều khác biệt này rất dễ nhầm lẫn với tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi cho SEO hoặc quảng cáo trả phí. Hiện nay có rất nhiều cách thể hiện tỷ lệ chuyển đổi và nó được đánh giá qua đơn mua hàng, báo giá, các cuộc gọi… tóm lại là các hình thức liên lạc trên website của bạn.

Các chiến lược tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Nội dung mục tiêu cụ thể

Nội dung của bạn cần được xây dựng hướng đến các mục tiêu rõ ràng, phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Cụ thể, nội dung chất lượng sẽ là nội dung hướng đến được khách hàng mục tiêu. Bạn hiểu chính xác cách thông qua nội dung giúp họ giải quyết nỗi lo. Bạn có thể xác định sự khác biệt, độc đáo, cam kết,… của doanh nghiệp mình so với đối thủ cạnh tranh.

Từ đó ảnh hưởng đến hành động tiếp theo của họ như bấm vào website xem thêm, liên hệ tư vấn, mua hàng,… tăng tỷ lệ chuyển đổi. Việc xây dựng chân dung khách hàng đúng đắn cho biết người mua của bạn là ai, hiểu insight khách hàng, từ đó bạn có thể sáng tạo content dựa trên những kỳ vọng của người mua.

Tối ưu hóa SEO Content

Nội dung chất lượng mang đến những giá trị hữu ích cho người đọc, và trong suốt quá trình nội dung cần được liên tục tối ưu hóa. SMO và thiết kế web chuẩn SEO sẽ giúp nội dung đến tới các đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn.

  1. Chiến lược tối ưu hóa Social Media Optimization (SMO) giúp tăng khả năng hiển thị của doanh nghiệp bằng cách sử dụng các nền tảng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn,…
  2. Chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) giúp nội dung của bạn có thứ hạng cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm.

Bên cạnh đó, các file đa phương tiện, nội dung cần được giữ ở các định dạng đơn giản, kích thước tệp nhỏ để không mất nhiều ngày để duyệt một trang web, không mất nhiều thời gian load bài viết.

> Có thể bạn quan tâm: Chân ướt chân ráo - Newbie cần gì khi viết content chuẩn SEO

Mang lại giá trị cho người dùng

Nội dung không chỉ để quảng bá sản phẩm, dịch vụ mà còn nên mang lại lợi ích cho khán giả của bạn. Một nội dung tuyệt vời nhất định phải mang giá trị đến cho người dùng. Đó có thể là nội dung giải trí, mang lại kiến thức, giáo dục, hoặc đưa lời khuyên giải quyết vấn đề,.. mà người xem gặp phải. Đây cũng là yếu tố giúp người xem dừng lại, theo dõi, thậm chí xuất hiện tỷ lệ chuyển đổi khi họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Kể một câu chuyện thay vì bán hàng

Kể một câu chuyện thay vì bán hàng

Kể chuyện (storytelling) là một trong những phương pháp tạo content marketing được nhiều thương hiệu lớn áp dụng. Khách hàng được tận hưởng những cuộc thảo luận thú vị, được cung cấp những điều có giá trị, mà không hề khó chịu bởi những thông điệp quảng cáo lộ liễu. Những câu chuyện độc nhất, sáng tạo sẽ thúc đẩy hiệu quả hành động của khách hàng.

Tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể kể một câu chuyện thông qua nội dung, nhưng có thể xen những chi tiết nhỏ của câu chuyện tổng thể, thêm giá trị vào các nội dung tiếp thị của mình. Áp dụng những yếu tố của kể chuyện sẽ mang lại những nội dung chất lượng cao hơn.

Nội dung có tính Giáo dục

Những nội dung có tính giáo dục, mang lại giá trị thiết thực, không ràng buộc, không tiếp thị lộ liễu là nội dung tuyệt vời để xây dựng thiện cảm, niềm tin với khách hàng. Bạn có thể “giáo dục” khán giả với bất kỳ nội dung hữu ích nào. Những nội dung sơ xài, dưới mức kiến thức của người xem có thể làm khách hàng chán, đẩy họ ra khỏi trang web và tìm kiếm thông tin ở đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể hướng dẫn khách hàng cách tạo website miễn phí, hay cách tối ưu SEO,.. mà không ép buộc mua sản phẩm hay dịch vụ.

Nội dung có khả năng thu hút

Đây là yếu tố mang lại sự khác biệt và thành công làm tăng tỷ lệ chuyển đổi cho mỗi nội dung. Thu hút sự chú ý của khách hàng luôn là nhiệm vụ khó khăn. Một nội dung chất lượng, hợp thời, tiêu đề hấp dẫn, cùng với thiết kế website chuyên nghiệp sẽ tạo được sự chú ý của khách hàng. Tạo khả năng thu hút cho nội dung cần dựa trên nhu cầu, thị hiếu của khách hàng mục tiêu, xu hướng thị trường,…

Hãy trò chuyện trực tiếp với khách hàng, đặt câu hỏi, sử dụng giọng điệu thú vị, nhất quán, nghiên cứu tiêu đề hấp dẫn, xúc tích,…

Nội dung thúc đẩy việc chia sẻ

Yếu tố tiếp theo sau khi bạn đã thu hút được khách hàng, đó chính là khả năng chia sẻ. Khả năng chia sẻ gia tăng sự thu hút của nội dung. Nội dung cần được phân phối thông qua nhiều kênh để có thể tìm thấy khách hàng thực sự.

Bạn chỉ cần tạo trang web lưu trữ nội dung và chia sẻ trên các nền tảng xã hội, diễn đàn, email,… Một nội dung hoàn hảo, chất lượng sẽ không mang lại giá trị như mong muốn nếu khán giả của bạn không tìm thấy nó.

Thuyết phục người đọc

Mục đích của nội dung là thúc đẩy hành động, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Nội dung tuyệt vời sẽ có khả năng thuyết phục người dùng thực hiện hành động mà bạn mong muốn. N

ếu người đọc ở giai đoạn tìm hiểu để mua hàng, nội dung sẽ thuyết phục họ tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ. Nếu người đọc đang lưỡng lự có nên mua hay không mua hàng, nội dung chất lượng có thể thuyết phục họ thực hiện bước tiếp theo, trở thành khách hàng.

Thông thường, bạn cần xây dựng kế hoạch nội dung bài bản để dẫn dắt khách hàng đi từ bước đầu tiên đến cuối cùng. Nội dung thuyết phục có thể tăng chuyển đổi, thúc đẩy nhanh chóng hành động của khách hàng.

Sử dụng khéo léo CTA

Nội dung có hay đến đâu, nhưng nếu nó không mang lại khả năng chuyển đổi thì cũng không được đánh giá là nội dung thành công. Chính vì thế, trong nội dung thường chứa call to action (CTA-lời kêu gọi hành động). CTA kêu gọi khán giả bình luận, thích, theo dõi, chia sẻ, chuyển tiếp nội dung của bạn trên kênh truyền thông, khuyến khích khán giả đăng ký nhận bản tin, để lại thông tin,… Vai trò của CTA cực kỳ quan trọng trong quá trình tăng tỷ lệ chuyển đổi của website.

Giá trị thực sự của nội dung chất lượng là khả năng phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng, thúc đẩy lợi ích của doanh nghiệp. Một thương hiệu cung cấp những thông tin hữu ích, giá trị và chân thành sẽ có được sự trung thành của người tiêu dùng và mang lại những kết quả bất ngờ.

>> Xem thêm:

Hiểu người đọc và giúp website giữ chân được người dùng như thế nào?

Theo dấu người làm thương hiệu - Marketing 1.0 đến Marketing 4.0