Web app là gì? Cách phân biệt web app với website truyền thống


Chúng ta thường gọi chung những trang web xuất hiện trên Google là website. Nhưng có một sự thật rằng trong các website đó có một sự khác nhau và sự khác nhau đó là lí do khiến cho xuất hiện hai khái niệm Website và Web App. Vậy Web App là gì? Làm thế nào để phân biệt chúng với website? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Web App là gì?

Web app là gì?

Web App hay còn gọi là ứng dụng web, là các ứng dụng được xây dựng để sử dụng trình duyệt và công nghệ web để thực hiện các thao tác trực tiếp qua Internet. 

Về mặt kĩ thuật, cách gọi đầy đủ của Web App là Web Based App, có nghĩa là một ứng dụng (app) dựa vào nên tảng website để hoạt động.

Ví dụ một web app

Ví dụ của một web app dành cho xây dựng đội hình trong game Đấu Trường Chân Lý của Riot Games

Những đặc điểm của web app

Web App là một loại ứng dụng được lưu trữ trên máy chủ từ xa và phân phối đến người dùng qua Internet. Bạn có thể sử dụng Web App qua giao diện trình duyệt web và thực hiện nhiều chức năng tương tự như phần mềm. Web App ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong các trang web hiện đại. Sau đây là một số đặc điểm cơ bản của web app.

1. Lưu trữ và phân phối

Thay vì cài đặt trực tiếp trên thiết bị, Web App được lưu trữ trên máy chủ từ xa. Khi truy cập website, trình duyệt web sẽ tải và chạy Web App từ máy chủ này. Nhờ vậy, bạn có thể sử dụng Web App từ mọi nơi có kết nối Internet mà không cần cài đặt.

2. Giao diện tương tác

Thay vì giao diện phần mềm truyền thống, bạn tương tác với Web App qua giao diện của trình duyệt web. Giao diện này thường được thiết kế trực quan, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều màn hình khác nhau. Bạn có thể thao tác với các chức năng của Web App bằng chuột, bàn phím hoặc màn hình cảm ứng.

Giao diện tương tác

Người dùng có thể dễ dàng xây dựng thử đội hình cho mình trên web trước khi thực chiến trong game

3. Định nghĩa và phạm vi

Web App không chỉ đơn thuần là một trang web tĩnh mà còn có khả năng thực hiện các chức năng tương tự như phần mềm. Bất kỳ thành phần nào của website có thể thực hiện chức năng cho người dùng đều có thể được coi là Web App. Ví dụ: trang web mua sắm trực tuyến, ứng dụng webmail, công cụ chỉnh sửa ảnh online,...

4. Xu hướng phổ biến

Ngày nay, đa số các trang web đều sử dụng công nghệ Web App để mang đến trải nghiệm người dùng phong phú và tương tác hơn. Nhờ sự tiện lợi, linh hoạt và khả năng tiếp cận rộng rãi, Web App đã trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển website hiện đại.

Lợi ích khi sử dụng web app

Là một xu hướng tất yếu theo sau sự phát triển của Internet, web app mang đến vô vàn lợi ích cho người sử dụng, dưới đây là 5 lợi ích nổi bật của web app.

Tiết kiệm chi phí và dung lượng

Web app không cần cài đặt trực tiếp trên thiết bị, giúp tiết kiệm dung lượng ổ cứng và chi phí mua phần mềm. Người dùng có thể truy cập và sử dụng web app từ mọi nơi có internet, chỉ cần sử dụng trình duyệt web thông thường.

Khả năng tương thích rộng

Web app hoạt động trên nền tảng trình duyệt, không phụ thuộc vào hệ điều hành hay cấu hình máy, đảm bảo khả năng tương thích cao với nhiều thiết bị khác nhau. Người dùng có thể dễ dàng truy cập web app từ máy tính, laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng,...

Dễ dàng sử dụng và quản lý

Web app thường có giao diện trực quan, dễ sử dụng, không đòi hỏi cài đặt hay cấu hình phức tạp. Việc cập nhật và bảo trì web app cũng đơn giản hơn so với phần mềm truyền thống, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Khả năng mở rộng cao

Web app có thể dễ dàng mở rộng quy mô và chức năng để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm tính năng mới, tích hợp với các hệ thống khác mà không cần thay đổi toàn bộ hệ thống.

An toàn và bảo mật

Web app được lưu trữ trên máy chủ từ xa, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ uy tín để đảm bảo an toàn cho web app của mình.

Cách phân biệt web app với website truyền thống

Như đã đề cập ở đầu bài, giữa web app và website truyền thống có khá nhiều điểm khác nhau. Dựa vào 4 yếu tố chính sau đây chúng ta có thể đánh giá và phân biệt được đâu là web và đâu web app:

Khả năng tương tác

  • Website: Mục đích chính là cung cấp thông tin cho người dùng, ít tính tương tác. Người dùng chỉ có thể xem, đọc, nghe và di chuyển giữa các trang.
  • Web app: Phản hồi tương tác của người dùng, cho phép họ thao tác dữ liệu. Người dùng có thể đọc, nghe, xem, thao tác dữ liệu, nhập thông tin, thanh toán,...

Ví dụ:

  • Website: Trang tin tức, trang web giới thiệu doanh nghiệp.
  • Web app: Ứng dụng ngân hàng trực tuyến, trang mua sắm trực tuyến, mạng xã hội...

Dưới đây là một ví dụ cho khả năng tương tác của một web app. Người dùng web này có thể kéo thả các trang bị mong muốn cho tướng trong đội hình để xem liệu có phù hợp không trước khi người chơi đăng nhập và chơi một trận thật trong game Đấu Trường Chân Lý.

Khả năng tương tác

Người dùng có thể dễ dàng tương tác với web app dù là sử dụng máy tính hay điện thoại

Khả năng tích hợp

  • Web app: Như đã đề cập ở trên, với khả năng mở rộng cao, Web App có thể dễ dàng tích hợp với các công cụ trực tuyến và phần mềm khác.
  • Website: Khả năng tích hợp hạn chế, chủ yếu phục vụ mục đích giới thiệu.

Ví dụ:

  • Web app: Tích hợp CRM để quản lý khách hàng hiệu quả.
  • Website: Khó khăn trong việc tích hợp các công cụ phức tạp.

Khả năng tích hợp

Chức năng dự toán được tích hợp trên một web bán sơn

Khả năng xác thực thông tin

  • Website: Xác thực thông tin không bắt buộc, trừ khi có thông tin nhạy cảm.
  • Web app: Xác thực thông tin là tính năng bắt buộc để bảo mật tài khoản và dữ liệu người dùng.

Khả năng xác thức thông tin

Người dùng cần xác thực thông tin trước mới có thể sử dụng web app

Ngôn ngữ thiết kế

  • Website: Thiết kế đơn giản, chủ yếu hiển thị hình ảnh, nội dung văn bản.
  • Web app: Phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật lập trình và ngôn ngữ lập trình web hiện đại.

Nên chọn Website hay Web app?

Website sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp muốn xây dựng website nhằm mục đích giới thiệu, cung cấp thông tin đơn giản. Trong khi đó đối với các ứng dụng cần tương tác cao, xử lý dữ liệu phức tạp và tích hợp nhiều tính năng thì doanh nghiệp nên chọn Web App.

Tóm lại, Website và Web app có những điểm khác biệt rõ rệt về khả năng tương tác, tích hợp, xác thực thông tin và ngôn ngữ thiết kế. Việc lựa chọn loại nào phụ thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của dự án. Nếu bạn cần một đơn vị uy tín, làm việc trách nhiệm thì có thể đến với dịch vụ thiết kế web/ web app của LPTech.