Có thể nói nội dung chính là linh hồn của mỗi website giúp quảng bá thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nội dung Website còn có thể để tăng lượng Traffic truy cập, tăng tỉ lệ chuyển đổi. Để có những nội dung chất lượng, cần thiết lập chiến lược bài bản. Cùng khám phá cách xây dựng chiến lược nội dung website qua bài viết sau đây.
Chiến lược cốt lõi cho nội dung Website
Bất kỳ hoạt động nào cũng cần có mục tiêu, chiến lược cốt lõi. Với mỗi nội dung Website được tạo ra, bạn cần xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và hiệu quả mong muốn. Nếu phát triển nội dung phục vụ SEO, cần làm hài lòng cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Nếu nội dung bán hàng, cần có Call to action, những thông tin thúc đẩy quyết định mua hàng,… Tuy nhiên cần lưu ý, những nội dung chi tiết này đều cần xoay quanh chiến lược cốt lõi. Chiến lược cốt lõi là nền tảng mà các bên liên quan có thể tham khảo khi có thắc mắc.
Bạn cần chắt lọc chiến lược xuống một câu vừa bao quát, vừa đáng nhớ. Điều này giúp mọi bên liên quan có thể dễ dàng nắm bắt, triển khai chiến lược. Thương hiệu có thể tìm đến bên thứ ba, để họ sáng tạo. Và bạn chỉ cần cung cấp các tài nguyên họ cần để xây dựng nội dung.
Chủ đề (Themes)
Bạn cần thiết lập chủ đề nhất định để tiếp cận đối tượng mới, đồng thời phục vụ đối tượng hiện tại. Tuy nhiên, không phải tất cả nội dung đều sẽ bao gồm mọi chủ đề. Đôi khi bạn cần chuyên môn hóa để thực hiện công việc tốt nhất có thể. Các công nghệ cần tập trung như sau:
Sáng tạo
Bạn có thể tiếp cận đối tượng cần cảm hứng, sự mới lại bằng cách tìm kiếm những điều truyền cảm hứng cho họ.
Các nội dung có thể là bất cứ hình thức nào, miễn là tạo được sự hứng thú cho người dùng. Có thể xây dựng tương tác lấy cảm hứng từ việc yêu cầu khách tạo một câu chuyện từ hình ảnh được chọn ngẫu nhiên, tạo bảng tâm trạng cho các loại trò chơi trực tuyến,…
Công nghệ
Khi bạn chia sẻ tin tức và công cụ đến độc giả, họ có thể vận dụng nó vào công việc, cuộc sống một cách hiệu quả. Hãy bắt đầu với đám mây, sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác để thực hiện chiến lược cốt lõi của bạn. Đây có thể là một bài viết về hướng dẫn thực hiện công việc với ít bộ nhớ hơn. Và tăng cường hiệu suất khi làm việc, giải trí, chơi game,…
Kinh doanh (Kết hợp với sáng tạo)
Sẽ rất hiếm có trường hợp một người vừa sáng tạo tuyệt vời, vừa là một chuyên gia kinh doanh giỏi. Vì thế bạn có thể giúp khách hàng, người dùng có được thành công. Giải pháp chính là trở thành nguồn tài nguyên cho thông tin kinh doanh, mà ở đó những người sáng tạo có thể dễ dàng tiếp cận.
Nội dung mỗi Website cũng nên tuân theo quy tắc nhất định. Bạn có thể tham khảo quy tắc 70/20/10 của Ian Lurie của Portent, Inc. Theo đó, 70, 20 và 10 theo thứ tự là mức độ nội dung mà bạn muốn: an toàn, rủi ro vừa phải và rất rủi ro.
Nội dung Website cần có các câu hỏi thường gặp. Đây sẽ là những thông tin khách hàng cần, nội dung này sẽ chiếm tỷ lệ 70%. Tiếp đến là tỷ lệ 20% cho các bài viết về sự sáng tạo, nội dung mà người dùng có thể muốn chia sẻ. Tuy nhiên những nội dung này phải luôn liên quan đến chiến lược cốt lõi của bạn. Tỉ lệ 10% dành cho các nội dung rủi ro cao, có thể làm bạn sợ một chút, và có thể thất bại. Nhưng thành công, nó sẽ mang lại phần thưởng xứng đáng với nỗ lực của bạn.
Kế hoạch Content Website
Mỗi nội dung phải mang giá trị cụ thể để người dùng, khách hàng truy cập vào trang Web. Có như vậy họ mới truy cập nhiều lần, thời gian tương tác lâu hơn, mang lại những lợi ích tích cực cho Website, doanh nghiệp bạn. Và để làm được điều đó bạn cần có kế hoạch Content, giúp các nội dung của bạn bám sát chiến lược cốt lõi. Tránh lan man, lạc đề, gây lãng phí thời gian, nhân lực, vật lực,…
Hãy bắt đầu với các thông tin bạn cần để phát triển nguyên tắc thương hiệu, hướng dẫn bằng giọng nói và phong cách. Chúng tôi cũng đề xuất một vài bước để phát triển vòng đời và hợp lý hóa quy trình làm việc nội dung của bạn.
Nội dung Onsite
> Tone: giọng nói và phong cách có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc dẫn dắt, tạo hứng thú cho người dùng, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp hiệu quả. Bạn cần đảm bảo nội dung hiện có tuân thủ các nguyên tắc đề ra.
> Hình ảnh: Hầu như không thể thiếu trong mọi nội dung. Hãy đầu tư thật chỉn chu cho hình ảnh của mình, thuê nhân viên chuyên về nhiếp ảnh để có những bức hình chất lượng. Hình ảnh cũng cần nắm bắt tinh thần sáng tạo của bạn.
> Câu hỏi thường gặp: Nội dung Website nên tập trung vào nhu cầu khách hàng. Sẽ có một số khách hàng mới sử dụng dịch vụ của bạn, hoặc chưa thông thạo về nó,… Do đó, bạn có thể cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc khách hàng. Bạn có thể chia nhỏ các câu hỏi thường gặp, phần cho người cũ, phần cho người mới riêng.
> Trang liên lạc: Đây là phần nội dung cần thiết với mọi trang Web để người dùng có thể liên hệ với bạn khi có nhu cầu. Bạn chỉ cần có một địa chỉ Email, xác nhận để khách truy cập biết họ đang liên hệ với ai. Có thể đề xuất các trường hợp giả định như: “Câu hỏi về thanh toán cần được giải đáp?”, “Có khó khăn về kỹ thuật?”. Các tùy chọn cũng nên đơn giản, dễ sử dụng, không nên quá ba tùy chọn.
> Thông báo lỗi: Bất kỳ trang Web nào đều có thể gặp trường hợp lỗi khi hoạt động. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể khiến người dùng vui vẻ và không bỏ đi bằng thông báo lỗi thú vị.
> Giữ khách truy cập trên Website: Thiết kế Web của bạn thu hút, dễ sử dụng, điều hướng tốt để người dùng được cung cấp tùy chọn để chuyển đổi, có thêm thông tin, hoặc thoát. Điều này sẽ giúp khác truy cập ở lại trang lâu hơn để tìm kiếm thông tin họ cần.
> Mở rộng các loại nội dung của bạn: Ở trang xử lý sự cố và trang thiết lập tài khoản, bạn có thể thêm nội dung thú vị như các Video, Screencasts…
Blog
Blog là nơi bạn có thể thể hiện nội dung của mình, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng Blog như một phương tiện PR. Quan trọng hơn nữa, hầu hết mọi người đều nghĩ đến khi muốn tìm kiếm thông tin, đặc biệt là nội dung Onsite. Hãy lưu ý rằng khác hàng sẽ không muốn đọc thông tin khô cứng về một công ty, hay nội dung khó hiểu. Những nội dung ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, cung cấp giải pháp, thông tin thú vị sẽ được chú ý và dễ lan truyền hơn.
Khi tạo lập Blog, hãy luôn ghi nhớ nhu cầu của người dùng, khách hàng. Bạn có thể điều chỉnh các chủ đề trên blog thành các danh mục, nhóm nội dung chặt chẽ, dễ hiểu hơn.
Nội dung Offsite
Bất kỳ nội dung nào không có trên website của bạn đó là nội dung Offsite. Các nội dung Offsite có thể là bản tin Email, tài liệu quảng cáo, phong bì thư,… Dù là một công ty hoạt động thiên về Digital, không có nhiều tài sản vật lý, nhưng bạn vẫn nên tận dụng cơ hội từ những nội dung Offsite để mở rộng nhận diện thương hiệu, thêm nhận thức trong tâm trí khách hàng.
Tài liệu bán hàng
Các Sales Materials cũng nên được sử dụng các chủ đề đã xác định. Hãy xem xét về lợi ích khi khách hàng nhớ về bạn sau triển lãm thương mại. Bạn có thể cung cấp mã QR cho khách hàng liên kết các tài nguyên có thể giúp họ như địa chỉ Fanpage, Link Website, các tài liệu Ebook,…
Ngòi nổ Email
Email là phương tiện lưu giữ, trao đổi thông tin, dữ liệu không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để hướng khách hàng mới đến tài nguyên tại chỗ, giúp họ di chuyển, thiết lập bộ nhớ của họ.
Video
Là chất liệu truyền tải những cốt lõi của nội dung Website, thông điệp thương hiệu,… vô cùng tốt. Thông qua Video, có thể thấy tính cách của bạn khi khám phá nội dung, tiết lộ cách có thể kết nối đối tượng với thông tin đáp ứng nhu cầu của họ. Các video có nội dung xác thực, lan truyền tốt giúp xây dựng kết nối giữa thương hiệu và đối tượng khách hàng, đối tác của bạn. Bạn có thể sử dụng YouTube cho video để tăng nhận diện thương hiệu.
Chiến dịch nhỏ giọt (Drip)
Giúp nuôi dưỡng khách truy cập chưa sẵn sàng chuyển đổi. Hãy giáo dục họ bằng một loạt chiến dịch nhỏ giọt. Đầu tiên nên là chuỗi những câu chuyện về lợi ích mà người dùng nhận được (ví dụ cách các nhà sáng tạo đã tiết kiệm tiền nhờ di chuyển lên đám mây). Tiếp đến là một loạt thông tin về sản phẩm, dịch vụ mang đến lợi ích đó. Ví dụ các công cụ trực tuyến (như lưu trữ đám mây) mà các nhà sáng tạo có thể dùng để cải thiện công việc kinh doanh.
Governance: Quản trị nội dung Website
Để Content thành công, cần có các quy tắc để tuân theo. Đó là thương hiệu, là hướng dẫn phong cách, giọng nói, đến cơ sở hạ tầng mà bạn tạo và lưu trữ Content. Quản trị bao gồm xây dựng kế hoạch lịch biên tập, đo lường sự thành công thực tế của nội dung.
Nguyên tắc thương hiệu
Bạn cần thiết lập về nguyên tắc sử dụng phông chữ, độ lớn Heading, loại video, hình ảnh truyền đạt danh tính mới của bạn. Hay có điều gì bạn không muốn nhìn thấy trên trang web, hay nội dung bắt buộc phải có trên mỗi trang,… Việc đặt nguyên tắc rõ ràng sẽ giúp thiết lập nội dung Website hiệu quả hơn, thiết kế Web chính xác với mong muốn của bạn.
Hướng dẫn về phong cách và giọng điệu
Giọng điệu, phong cách định hình nên chính thương hiệu. Do đó cần xác định rõ phong cách ngay từ đầu. Nếu không cần thay đổi giọng nói phù hợp, và sẽ mất một thời gian để làm cho đúng. Giọng nói có thể có chút khác biệt giữa các kênh. Bạn có thể nghiên cứu các trang Web đối thủ để có gợi ý xây dựng từ vựng, nội dung website sáng tạo hơn.
Viết Content cho Website
Bạn cần đảm bảo nội dung Website dễ đọc trực tuyến. Có thể chia nhỏ văn bản với các đoạn văn ngắn, gạch đầu dòng rõ ràng, hình minh họa thu hút. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm SEO, chú ý các chi tiết như thẻ tiêu đề, Metadata, kết hợp từ khóa đúng chuẩn.
Tạo lịch biên tập nội dung Website
Bạn sẽ cần lịch biên tập để sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Ưu tiên các nhiệm vụ nội dung chính, xuất bản các bài đăng trên blog và các cú hích xã hội mới, điều chỉnh khi tìm thấy những gì phù hợp hơn cho công việc.
Xem xét lại CMS
CMS đã quá cũ kỹ cần được cập nhật để không gây cản trở cho công việc hiện tại. Bạn cũng có thể xem xét chuyển sang WordPress thân thiện với người dùng hơn. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian dành cho đào tạo, khắc phục sự cố CMS.
Workflow: Quy trình tạo nội dung Website
Quy trình làm việc mô tả nhiệm vụ, thứ tự thực hiện công việc của từng người. Khi kiểm tra quy trình làm việc, cần xem toàn bộ quá trình từ ý tưởng đến xuất bản nội dung. Hãy khảo sát ý kiến từng thành viên, quy trình tạo nội dung phù hợp.
Tiếp đến, bạn cần đo lường hiệu quả, rút kinh nghiệm từ các Content thất bại. Điều này giúp chiến lược bạn hoạt động được lâu dài và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần có bộ phận kiểm soát lỗi, đánh giá đầy đủ cho mỗi tác phẩm. Tiếp tục kiểm tra Onsite trong thời gian hiện tại.
Promotion – Quảng cáo nội dung Website
Nội dung Website muốn thành công thì không thể thiếu việc được quảng cáo thích hợp. Một số hình thức quảng cáo có thể áp dụng như sau:
- Truyền thông xã hội: Bạn cần chia sẻ nội dung của mình trên mạng xã hội để được biết đến nhiều hơn.
- Quảng cáo trả phí Social: Quảng cáo nội dung của bạn trên các kênh xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,…
- PR: Bạn có thể đặt một số PR bài viết nếu bạn thấy nhóm của mình đang tạo ra những bài báo đáng tin cậy.
- Tiếp cận cộng đồng: Nếu nội dung thú vị và có thể chia sẻ bởi người có tầm ảnh hưởng. Hãy liên hệ với người ảnh hưởng để cho họ biết rằng nội dung tồn tại.
- Cung cấp thông tin: Bạn có thể đăng lại nội dung trên Website có thẩm quyền với đối tượng tiếp cận rộng hơn.
9. Đo lường
> Số lượt xem: Số lượt xem càng nhiều, có thể bạn đã tiếp cận được rất nhiều đối tượng tiềm năng hơn. Tuy nhiên nhiều người vẫn đang tìm kiếm thông tin mà họ không nhận được từ nội dung ban đầu.
> Tỷ lệ thoát Website: Nếu tỷ lệ thoát thấp, có thể nói mọi người quan tâm đến nội dung Website của bạn. Còn tỷ lệ thoát cao, điều này có thể chỉ ra rằng nhiều người quan tâm nội dung đó, nhưng không quan tâm các phần khác trên trang. Hoặc nội dung bài viết không phù hợp với ý định tìm kiếm của họ.
> Thời gian trên trang Web: Người dùng ở lâu trên trang của bạn là điều hết sức tuyệt vời. Điều này giúp ích cho SEO đáng kể. Tuy nhiên cũng cần xem xét nội dung Website của bạn có gây khó hiểu và lãng phí thời gian của độc giả không.
> Chia sẻ nội dung Website qua các kênh Social: Bạn nên chia sẻ nội dung đúng thời điểm trong ngày, đúng kênh Social mà có khách hàng mục tiêu.