Branding là gì? Brand video là gì? Cách xây dựng thương hiệu qua video


Không giống như cục xí ngầu, một doanh nghiệp chỉ có một "bộ mặt" và bộ mặt đó được gọi là thương hiệu. Trong trường hợp bạn chưa biết, tiếp thị video đang chiếm ưu thế và điều đó cũng có thể là cơ hội dành cho bạn. Xây dựng thương hiệu (Branding) là điều làm cho công ty của bạn nổi bật và cho phép khách hàng chọn bạn giữa đám đông cạnh tranh khổng lồ, đặc biệt là trên mạng xã hội.

Định nghĩa của Branding và Brand video

Video xây dựng thương hiệu (Brand Video) là gì?

Video thương hiệu là bất kỳ video nào thúc đẩy nhận thức và góp phần nâng cao nhận thức về doanh nghiệp của bạn cũng như các dịch vụ của doanh nghiệp.

Một số video thương hiệu thành công 

Slack 

Đây là video case study B2B từ Slack. Truy cập tại: https://youtu.be/B6zVzWU95Sw

Slack

Mặc dù đây chỉ là một case study nhưng nó rất nhẹ nhàng và hài hước đồng thời nêu bật cách Slack đã giúp một doanh nghiệp khác hợp lý hóa một số quy trình nội bộ của họ. Đối với tất cả các doanh nghiệp B2B ngoài kia, branded video này là một "tấm gương sáng" để chúng ta noi theo.

Hubspot

Đây là video giải thích (explainer) còn được gọi là video tổng quan về thương hiệu của HubSpot. Truy cập tại: https://youtu.be/hP34oHx68g0

Hubspot

Video giải thích này là một mô hình video xây dựng thương hiệu thực hiện công việc đúng như tên gọi của nó là giải thích những gì công ty làm.

LEGO

Đây là một video trình bày câu chuyện nguồn gốc (Origin story) của LEGO. LEGO đã tạo một video trình bày câu chuyện nguồn gốc về quá trình họ trở thành thương hiệu như ngày nay. Truy cập tại: https://youtu.be/NdDU_BBJW9Y

LEGO

Mọi người đều yêu thích một câu chuyện có nguồn gốc hay và với hơn 33 triệu lượt xem, video này dường như đã gây được tiếng vang lớn với mọi người. Phong cách của video này rất độc đáo vì nó là hoạt hình nhưng nó cho thấy rằng một câu chuyện hay được kể bằng nhiều hình thức khác nhau.

Branding là gì?

Logo, tên doanh nghiệp, bảng màu và khẩu hiệu không phải là thương hiệu của bạn; nhận thức của khách hàng về bạn mới là thương hiệu của bạn.

Hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng logo tạo nên thương hiệu. Nhưng sự thật là việc xây dựng thương hiệu cần nhiều thứ hơn là tạo ra một biểu tượng phù hợp với tên doanh nghiệp của bạn. Bây giờ, đây là lúc chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thứ thực sự gọi là xây dựng thương hiệu.

Cách tốt nhất để hiểu điều này là hãy nhìn doanh nghiệp của bạn như thể nó là một con người. Nó tương tác với mọi người hàng ngày, nó xây dựng các mối quan hệ và nó có cá tính và giá trị riêng.

 

Branding là sự kết hợp của nhiều yếu tố thương hiệu

Tất cả các tương tác hàng ngày của bạn, chẳng hạn như dịch vụ khách hàng, bài đăng trên mạng xã hội, tiếp thị nội dung và đặc biệt là nội dung video bạn đưa ra - là những gì để lại cho mọi người ấn tượng lâu dài về thương hiệu của bạn.

Tất cả các nỗ lực tiếp thị của bạn với tư cách là một thương hiệu đều phải có mục tiêu cơ bản là trở nên dễ nhận biết hơn, mục tiêu mà bạn có thể đo lường bằng cách nghiên cứu số liệu phân tích của mình cho các tìm kiếm có thương hiệu.

Và đây cũng là lúc video có thương hiệu phát huy tác dụng.

Cách làm video xây dựng thương hiệu

Nắm rõ khán giả của bạn

Đây là điều chúng ta đã nghe rất rất nhiều lần nhưng vì đặc biệt quan trọng nên cần phải nhắc lại.

Xây dựng một kế hoạch

Một sai lầm hầu hết mọi người mắc phải khi bắt đầu làm video đó là họ thực hiện một kiểu tiếp cận nhanh chóng và kết hợp theo kiểu chắp vá thứ này với thứ kia. Để thực sự tận dụng tối đa nội dung có thương hiệu của mình, bạn cần có kế hoạch sẵn sàng. Xác định mục tiêu video của bạn và làm theo các bước còn lại.

Kể câu chuyện mà mọi người muốn nghe

Có nhiều cách để kể một câu chuyện, nhưng đối với một video hay, câu chuyện sẽ không chỉ gây tò mò cho người xem mà còn đủ thú vị để khiến họ muốn chia sẻ video với người khác.

Đồng bộ nội dung với tiếng nói thương hiệu (brand voice) của bạn

Bạn phải xây dựng nội dung video theo các yếu tố thương hiệu từ trước tới giờ. Sẽ không có ý nghĩa gì nếu quảng cáo một video xây dựng thương hiệu mà người dùng cảm thấy không liên quan gì lắm đến brand của bạn. Trường hợp xấu hơn nó có thể ảnh hưởng đến mức độ nhận biết và lòng trung thành đối với thương hiệu của bạn.

Vậy nên hãy giữ mọi thứ nhất quán bằng cách đảm bảo rằng nội dung video của bạn giống với tiếng nói thương hiệu của bạn và không gây hiểu làm hoặc làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu.

Định nghĩa brand voice

Làm nổi bật màu sắc và logo thương hiệu của bạn

Một trong những điều đầu tiên người xem chú ý, là cách video kết nối với họ một cách trực quan. Hãy tận dụng điều này và làm nổi bật màu sắc hoặc chủ đề của thương hiệu trong các cảnh quay. Như sử dụng đồ vật có màu sắc thương hiệu hay tinh tế đặt các logo trong scenes,...

Tạo các video đơn giản trước rồi mới bắt tay vào sản xuất quy mô lớn

Nhiều người nghĩ cách duy nhất để tạo nội dung là chi tiền cho các công ty sản xuất lớn hoặc thuê chuyên gia sản xuất video. Mặc dù đó là một lựa chọn đối với một số người nhưng nó không phải là khả thi đối với tất cả mọi người, đó là lý do tại sao nhiều người ngần ngại tạo video ngay từ đầu.

Rất may, có các công cụ tạo và chỉnh sửa video giúp việc tạo loại nội dung này trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. Các công cụ tạo video DIY dễ sử dụng có thể kể đến như: Vimeo, Promo, Biteable, ...

Chia sẻ lên các trang mạng xã hội

Không phải mọi video đều được tạo ra cho mạng xã hội. Ví dụ: các video được tạo cho landing page để kết hợp với nhau hỗ trợ bán hàng. Nhưng chỉ vì mục đích ban đầu của nó không có nghĩa là bạn nên bỏ qua việc chia sẻ nó trên các kênh xã hội.

Chúng tôi đã đề cập đến sức mạnh của video thương hiệu trên mạng xã hội, vì vậy hãy đảm bảo bạn chia sẻ tất cả video trên mạng xã hội của mình.

Để tận dụng tối đa tính năng này, hãy ghi nhớ những điều như sử dụng hashtag để thu hút khán giả của bạn và thời điểm tốt nhất để đăng để có lượt xem hoặc mức độ tương tác.

> Xem thêm bài viết:

Làm sao để sử dụng chiến lược video marketing hiệu quả?

Bài viết trên đã cho ta thấy video thương hiệu là một trong những nội dung quan trọng nhất cần đưa vào toàn bộ chiến lược tiếp thị của bạn. Khi bạn mang đến cho mọi người nội dung họ muốn, bạn cũng sẽ nhận lại được "thứ" bạn muốn.