HTML là gì? Phân loại, nguyên lý hoạt động và ưu - nhược điểm


Những ai mới làm website chắc hẳn ai cũng nghe đến từ HTML, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về HTML, vậy HTML là gì và nó đóng vai trò gì trong website thì cũng chúng ta cùng đi khám phá qua bài viết sau đây nhé!

HTML là gì?

Theo Wikipedia, HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, hay là “Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản”) là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Cùng với CSS và JavaScript, HTML tạo ra bộ ba nền tảng kỹ thuật cho World Wide Web.

HTML được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML và được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản chính thức mới nhất của HTML là HTML 4.01 (1999). Sau đó, các nhà phát triển đã thay thế nó bằng XHTML. Hiện nay, HTML đang được phát triển tiếp với phiên bản HTML5 hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Web.

HTML là gì? Phân loại, nguyên lý hoạt động và ưu - nhược điểm

Một tài liệu HTML được hình thành bởi các phần tử HTML (HTML Elements) được quy định bằng các cặp thẻ (tag), các cặp thẻ này được bao bọc bởi một dấu ngoặc ngọn (ví dụ <html>) và thường là sẽ được khai báo thành một cặp, bao gồm thẻ mở và thẻ đóng (ví <strong> dụ </strong> và ). Các văn bản muốn được đánh dấu bằng HTML sẽ được khai báo bên trong cặp thẻ (ví dụ <strong>Đây là chữ in đậm</strong>). Nhưng một số thẻ đặc biệt lại không có thẻ đóng và dữ liệu được khai báo sẽ nằm trong các thuộc tính (ví dụ như thẻ <img>).

HTML hoạt động như thế nào?

HTML document có đuôi file dạng .html hoặc htm. Bạn có thể xem chúng bằng các trình duyệt web hiện hành như Google Chrome, Firefox, Safari,… Nhiệm vụ của trình duyệt là đọc những file HTML này và “biến đổi” chúng thành một dạng nội dung visual trên Internet sao cho người dùng có thể xem và hiểu được chúng.

Thông thường, một website sẽ có nhiều HTML document (ví dụ: trang chủ, trang blog, trang liên hệ,…) và mỗi trang con như vậy sẽ có một tệp HTML riêng. Mỗi tài liệu HTML bao gồm 1 bộ tag (hay còn gọi là element). Nó tạo ra một cấu trúc tương tự như cây thư mục với các heading, section, paragraph,… và một số khối nội dung khác. Hầu hết tất cả các HTML element đều có một tag mở và một tag đóng với cấu trúc <tag></tag>.

HTML tags có 2 loại chính: block-levelinline tags.

Block-level

Elements Block-level sẽ sử dụng toàn không gian trang web. Và luôn bắt đầu dòng mới của trang web. Headings và paragraph là những ví dụ chính của block tags.

Inline elements chỉ chiếm phần nhỏ không gian web và không bắt đầu dòng mới của trang web. Chúng thường dùng để định dạng nội dung bên trong của block level elements. Links và những tag nhấn mạnh là những tag inlines phổ biến.

Có tất cả 6 cấp độ trong HMTL, trải dài từ <h1></h1> tới <h6></h6>. h1 là cấp heading cao nhất và h6 là thấp nhất. Văn bản được đặt trong tag <p></p>, nhưng blockquotes thì sử dụng <blockquote></blockquote>.

Divisions là những khu vực lớn, chứa nhiều paragraph, images, blockquotes, và các yếu tố khác. Chúng ta có thể đánh dấu chúng bằng cách sử dụng <div></div>. Div element cũng có thể chứa div tag khác bên trong nó.

Bạn cũng có thể dùng tag <ol></ol> cho danh sách theo thứ tự và <ul></ul> cho danh sách không theo thứ tự. Danh sách cần được được đặt trong tag <li></li>.

Inline Tags

Có nhiều inline tags được dùng để định dạng vnă bản. Ví dụ như, tag <strong></strong> sẽ định dạng chữ in đậm, trong khi đó tag <em></em> sẽ định dạng chữ in nghiêng.

Ảnh cũng là element inline. Bạn có thể thêm ảnh bằng cách sử dụng tag <img> mà không cần tag đóng. Nhưng bạn cũng cần sử dụng attribute src để xác định nguồn ảnh.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tag HTML, hãy cân nhắc xem qua cheat sheet HTML của chúng tôi (có thể download được file cheat sheet).

Ưu điểm và nhược điểm của HTML là gì?

HTML có khá nhiều những ưu điểm. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số những điểm trừ. Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm của ngôn ngữ lập trình này.

Ưu điểm của HTML

  1. Ngôn ngữ được sử dụng rộng lớn này có rất nhiều nguồn tài nguyên hỗ trợ và cộng đồng sử dụng cực lớn.
  2. Sử dụng mượt mà trên hầu hết mọi trình duyệt.
  3. Có quá trình học đơn giản và trực tiếp.
  4. Mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí.
  5. Markup gọn gàng và đồng nhất.
  6. Chuẩn chính của web được vận hành bởi World Wide Web Consortium (W3C).
  7. Dễ dàng tích hợp với các ngôn ngữ backend như PHP và Node.js.

Nhược điểm cua HTML

  1. Được dùng chủ yếu cho web tĩnh. Đối với các tính năng động, bạn cần sử dụng JavaScript hoặc ngôn ngữ backend bên thứ 3 như PHP.
  2. Nó có thể thực thi một số logic nhất định cho người dùng. Vì vậy, hầu hết các trang đều cần được tạo riêng biệt, kể cả khi nó sử dụng cùng các yếu tố, như là headers hay footers.
  3. Một số trình duyệt chậm hỗ trợ tính năng mới.
  4. Khó kiểm soát cảnh thực thi của trình duyệt (ví dụ, những trình duyệt cũ không render được tag mới).

Bố cục của HTML

HTML có rất nhiều tag khác nhau. Mỗi thẻ sẽ có những tác dụng nhất định, giúp xây dựng nên một cấu trúc hoàn chỉnh cho website.

Để biết bố cục HTML của một trang web như thế nào, mời bạn xem ví dụ code bên dưới:

<!DOCTYPE html>
<html>
    <head>
        <title>Page Title</title>
    </head>
    <body>
        <h1>The Main Heading</h1>
        <h2>A catchy subheading</h2>
        <p>First paragraph</p>
    </body>
</html>

Trong đó:

  1. <!DOCTYPE html>: khai báo kiểu dữ liệu hiển thị
  2. <html> và </html>: cặp thẻ bắt buộc, element cấp cao nhất, có nhiệm vụ đóng gói tất cả nội dung của trang HTML
  3. <head> và </head>: khai báo các thông tin meta của trang web như: tiêu đề trang, charset
  4. <title> và </title>: cặp thẻ nằm bên trong thẻ <head>, dùng để khai báo tiêu đề của trang
  5. <body> và </body>: cặp thẻ dùng để đóng gói tất cả các nội dung sẽ hiển thị trên trang
  6. <h1></h1>, <h2></h2>: định dạng dữ liệu dạng heading. Thông thường có 6 cấp độ heading trong HTML, trải dài từ <h1> tới <h6>. Trong đó, <h1> là cấp độ heading cao nhất và <h6> là cấp độ heading thấp nhất.
  7. <p> và </p>: cặp thẻ chứa các đoạn văn bản của trang web.

HTML có vai trò gì trong website?

HTML đóng vai trò gì trong website?

Như mình đã nói, HTML là một ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản nên nó sẽ có vai trò xây dựng cấu trúc siêu văn bản trên một website, hoặc khai báo các tập tin kỹ thuật số (media) như hình ảnh, video, nhạc.

Điều đó không có nghĩa là chỉ sử dụng HTML để tạo ra một website mà HTML chỉ đóng một vai trò hình thành trên website. Ví dụ một website như Thachpham.com sẽ được hình thành bởi:

  1. HTML – Xây dựng cấu trúc và định dạng các siêu văn bản.
  2. CSS – Định dạng các siêu văn bản dạng thô tạo ra từ HTML thành một bố cục website, có màu sắc, ảnh nền,….
  3. Javascript – Tạo ra các sự kiện tương tác với hành vi của người dùng (ví dụ nhấp vào ảnh trên nó sẽ có hiệu ứng phóng to).
  4. PHP – Ngôn ngữ lập trình để xử lý và trao đổi dữ liệu giữa máy chủ đến trình duyệt (ví dụ như các bài viết sẽ được lưu trong máy chủ).
  5. MySQL – Hệ quản trị cơ sở dữ liệu truy vấn có cấu trúc (SQL – ví dụ như các bài viết sẽ được lưu lại với dạng dữ liệu SQL).

Nhưng ở đây, tạm thời bạn chỉ cần quan tâm đến HTML mà thôi. Dễ hiểu hơn, bạn hãy nghĩ rằng nếu website là một cơ thể hoàn chỉnh thì HTML chính là bộ xương của cơ thể đó, nó như là một cái khung sườn vậy.

Như vậy, dù website thuộc thể loại nào, giao tiếp với ngôn ngữ lập trình nào để xử lý dữ liệu thì vẫn phải cần HTML để hiển thị nội dung ra cho người truy cập xem.

Nhân tiện đây mình cũng nói luôn, website có hai loại chính:

  1. Website tĩnh (static web) – Là một website không giao tiếp với máy chủ web để gửi nhận dữ liệu mà chỉ có các dữ liệu được khai báo sẵn bằng HTML và trình duyệt đọc.
  2. Website động (dynamic web) – Là một website sẽ giao tiếp với một máy chủ để gửi nhận dữ liệu, các dữ liệu đó sẽ gửi ra ngoài cho người dùng bằng văn bản HTML và trình duyệt sẽ hiển thị nó. Để một website có thể giao tiếp với máy chủ web thì sẽ dùng một số ngôn ngữ lập trình dạng server-side như PHP, ASP.NET, Ruby,..để thực hiện. Ví dụ như một website làm bằng WordPress là website động.

Lời kết

Ở trên ONESE đã giải thích khá chi tiết và cặn kẽ về HTML và vai trò của nó trên website là như thế nào. Thoạt nhìn có thể bạn sẽ tưởng các thông tin này chỉ mang tính tham khảo nhưng đó lại là các thông tin cực kỳ quan trọng, vì bạn đã làm web thì phải hiểu rõ về nó.

>> Xem thêm bài viết: 

SEO Audit là gì? Những điều cần biết về SEO Audit