Phân biệt website bán hàng và website thương mại điện tử


Khi nhắc đến website bán hàng hay nhiều tên gọi khác như: web thương mại điện tử, web shop, web bán hàng… Chúng ta thường nghĩ cơ bản đó là một trang web bán hàng hay là những cửa hàng trực tuyến. Website bán hàng và website thương mại điện tử mặc dù cùng hình thức là kinh doanh online, bán sản phẩm nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau. Dưới đây là bài viết phân biệt website bán hàng và website thương mại điện tử. 

Giới thiệu website bán hàng và website thương mại điện tử

Website thương mại điện tử: Là trang web (trang mạng) được thiết lập để phục vụ toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Bao gồm từ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng, quảng cáo và 1 số dịch vụ liên quan đến online marketing.

Đấy là khái niệm về web TMĐT nhưng để dễ hiểu thì web TMĐT có nghĩa là: Quy trình mua bán (thương mại) được thực hiện trên một trang website, mọi tương tác giữa người bán và người mua được giao tiếp qua website này hoặc là nơi quảng bá thương hiệu để khách hàng tìm kiếm, tăng sự uy tín với cộng động.

Người dùng truy cập web TMĐT vì có thể mua được rất nhiều mặt hàng vì sản phẩm ở đây đa dạng như siêu thị

Website bán hàng: Là một website cũng có chức năng như một website thương mại điện tử nhưng quy mô nhỏ hơn, được tối giản cả về giao diện và tính năng để đơn giản hóa trong việc bán hàng. Có khi tùy vào đặc trưng từng loại mặt hàng, website bán hàng sẽ thiết kế nghiệp vụ mua hàng cho phù hợp.

Người dùng khi vào web bán hàng chỉ mua 1 hoặc vài mặt hàng cụ thể như: Giày dép hoặc quần áo hoặc mỹ phẩm…hoặc không mua.

Sự khác nhau giữa website bán hàng và website thương mại điện tử

Quy mô của web bán hàng nhỏ hơn nhiều so với website thương mại điện tử: thường thì một website bán hàng chỉ bán một loại sản phẩm hoặc một lĩnh vực sản phẩm cụ thể (như: Web mỹ phẩm, web điện thoại, website máy tính, website áo trẻ em, ….) . Website thương mại điện tử thì ngược lại đa dạng hơn, cung cấp nhiều dịch vụ, nhiều lĩnh vực sản phẩm (VD: Amazon, Alibaba, Lazada….)

Các tính năng của web thương mại điện tử được tích hợp nhiều hơn (để đáp ứng cho nhiều loại mặt hàng và đối tượng khác hàng. Tính năng thanh toán trong web TMĐT cũng được thực hiện nhiều bước hơn và thường phải theo một chuẩn chung. Đối với web bán hàng thì tùy vào yêu cầu để đưa ra một thiết kế tối giản hơn (hay nói cách khác là đơn giản các bước)

Chi phí: Tất nhiên là Web bán hàng sẽ có chi phí nhỏ hơn nhiều so với Web TMĐT. Đối với web bán hàng thì có thể phát triển bằng một số mã nguồn mở có sẵn như: Opencart, Nukeviet Shop và thậm chí là WordPress, joomla cũng có thể làm website bán hàng online. Nhưng đối với website TMĐT thường được xây dựng một cách độc lập do một công ty thiết kế website chuyên nghiệp thực hiện bằng các ngôn ngữ như: Asp.net, PHP

Ưu điểm của website bán hàng

Khi nói về website bán hàng, ắt hẳn ai cũng nghĩ đến những lợi thế đến từ lĩnh vực này. Website đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và là nơi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên trị trường trực tuyến. 

Tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu hơn

Website bán hàng mang đến cơ hội cho doanh nghiệp để tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu hơn. Nếu bạn chỉ có cửa hàng vật lý và chỉ là một doanh nghiệp địa phương, bạn sẽ chỉ tiếp cận được đối tượng ở quanh khu vực đó, hoặc tốt hơn là cả thành phố, nhưng không hơn! Với website bán hàng, bạn có thể tiếp cận với mọi đối tượng đang có nhu cầu khi họ tìm kiếm trên Internet, bất kể họ ở đâu. Điều này giúp mở rộng cơ sở khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng với chi phí nhỏ.

Giảm chi phí vận hành

Thiết kế website có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt nhu cầu về mặt bằng, nhân viên, chi phí vận hành cửa hàng như trang trí nội thất, điện nước…Các hoạt động của nhân viên cũng được giảm bớt nhờ tính năng quản lý thông minh trên website. Những chi phí tiết kiệm này cho phép doanh nghiệp đầu tư vào tiếp thị, tăng trải nghiệm khách hàng trên website bán hàng của mình để mang đến doanh thu tốt hơn.

Tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Bán hàng trên website giải quyết những hạn chế mà bán hàng truyền thống gặp phải, như tìm kiếm sản phẩm và rào cản địa lý. Với chiến lược tiếp thị kỹ thuật số tốt và kế hoạch mở rộng quy mô chi tiết, doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ, đáp ứng và thúc đẩy doanh số bán hàng ngày càng tăng.

Mở rộng thị trường

Một lợi thế chính của website bán hàng đó là khả năng mở rộng thị trường nhanh chóng. Các doanh nghiệp nhận ra nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm của mình tại các khu vực, quốc gia khác mà họ có thể đáp ứng bằng cách tiếp thị, cung cấp ngôn ngữ khác trên website hoặc hợp tác với công ty nước ngoài. Nói đơn giản, website bán hàng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường của mình ra toàn cầu một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Hiểu khách hàng

Hiểu đối tượng mục tiêu có nhu cầu gì, điều gì khiến họ cảm thấy thu hút… trở nên đơn giản hơn nhiều với website bán hàng. Thông qua các công cụ tiếp thị và công cụ phân tích website, chủ website có thể biết được khách truy cập đang quan tâm đến nội dung gì, điều gì khiến họ bị thu hút trên website và điều gì khiến họ không hài lòng, sở thích của họ là gì… Từ đó lập hồ sơ khách hàng tiềm năng và thực hiện những cải thiện để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

> Có thể bạn quan tâm: Hiểu người đọc và giúp website giữ chân được người dùng như thế nào?

Thời gian 24/24

Website hoạt động 24/24. Người tiêu dùng có thể mua hàng mọi lúc mọi nơi, ở bất cứ thời điểm nào trong ngày với hình thức giao hàng online tận nhà vô cùng tiện lợi. Ưu điểm này hướng đến đối tượng là những người bận rộn, có giờ làm việc đặc biệt, không thể đến các cửa hàng trong giờ hành chính và thường chỉ có thời gian rảnh buổi đêm. Và càng ngày, đối tượng này lại càng nhiều hơn!

Nhược điểm của website bán hàng

Tuy nhiên, website bán hàng cũng tồn tại những bất lợi.

Vấn đề bảo mật

Sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ trực tuyến đã thu hút sự chú ý của các phần tử tội phạm mạng tinh vi. Danh tiếng của doanh nghiệp có thể bị tổn hại nghiêm trọng nếu bạn không đầu tư vào hệ thống bảo mật mới nhất để bảo vệ website và các quy trình giao dịch của mình.

Niềm tin của khách hàng

Để khách hàng tin tưởng sản phẩm được đăng trên website doanh nghiệp phải trải qua thời gian dài và tốn nhiều chi phí để phát triển thương hiệu. Khó để thiết lập một thương hiệu đáng tin cậy trên thị trường trực tuyến ngay lập tức, đặc biệt là nếu doanh nghiệp không có thành tích nổi bật. Chỉ khi lấy được niềm tin của khách hàng, website bán hàng mới có thể hoạt động và phát triển.

Tăng cạnh tranh

Cơ hội bán hàng nhiều thêm, tiềm năng phát triển tăng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Việc ở nên nổi bật giữa đối thủ cạnh tranh trong ngành là điều không dễ dàng, nó đòi hỏi chiến lước phát triển website đúng đắn, chiến lược marketing mạnh mẽ để đưa khách hàng tiềm năng đến với website và tăng cơ hội bán hàng.

Thiếu tiếp xúc vật lý với sản phẩm

Trên website bán hàng, người dùng không thể chạm vào sản phẩm hoặc dùng thử. Điều này gây khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng tin tưởng và lựa chọn mua hàng. Chính vì vậy mà việc chụp ảnh và cung cấp nội dung sản phẩm rất quan trọng để thuyết phụ người dùng tin tưởng mà không cần trực tiếp nhìn thấy hay dùng thử. Hãy viết mô tả sản phẩm đầy đủ với thông số kỹ thuật, hình ảnh chất lượng ở nhiều góc độ khác nhau.

Thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển

Thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển đôi khi cũng trở thành nhược điểm của website bán hàng. Có nhiều trường hợp, chi phí giao hàng còn lớn chi phí mua hàng và thời gian giao hàng quá lâu ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Để khắc phục tình trạng này, chi phí giao hàng và thời gian giao hàng dự kiến sẽ được công khai để người dùng có thể quyết định dựa trên nhu cầu của mình. Ngoài ra, họ cũng cung cấp dịch vụ đặt hàng trước và đến cửa hàng gần nhất để nhận hàng.

Khi nào nên thiết kế website bán hàng, khi nào thiết kế website thương mại điện tử?

Nên thiết kế website bán hàng hay website thương mại điện tử?

Đọc và hiểu được sự khác nhau giữa web bán hàng và web TMĐT ở trên thì ắt hẳn bạn sẽ biết cách chọn cho mình một website TMĐT hay là web bán hàng rồi. Nhưng trong một số trường hợp thì giới hạn này sẽ không được xác định rõ ràng. Bạn cũng đừng quan tâm nhiều đến các “khái niệm” đó mà hãy quan tâm tới việc làm thế nào để website phục vụ tốt cho công việc kinh doanh của bạn. 

Tóm lại, khi bạn cần xây dựng một website bán một hoặc một vài loại sản phẩm ở mô hình nhỏ và có đặc trưng riêng thì chọn “Website bán hàng”. Nhưng khi bạn muốn xây dựng một hệ thống bán hàng đa dạng có độ phủ lớn (cả nước, ra cả nước ngoài) thì nên chọn Web TMĐT. Dù là loại website nào, chúng ta phải và áp dụng đúng các chiến lược content, thủ thuật SEO website bán hàng online đúng cách.