Website bán hàng online cần thiết cho kinh doanh hiện đại


Thị trường bán lẻ trực tuyến ngày càng trở nên sôi động với sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet. Chính vì vậy mà các mô hình bán hàng online cũng dần trở nên đa dạng hơn. Những mô hình bán hàng online phổ biến hiện nay là gì? Tận dụng website bán hàng online chuyên nghiệp đem đến lợi ích gì cho công việc kinh doanh hiện đại? Và cùng điểm qua 7 trang web bán hàng của quốc tế được ưa chuộng nhất hiện nay.

Các mô hình bán hàng online phổ biến hiện nay

Các mô hình bán hàng online phổ biến hiện nay có thể kể đến như mô hình bán hàng online phổ biến, bán hàng trên sàn thương mại điện tử, mô hình cộng tác viên, mô hình Affiliate và hình thức bán hàng xuyên biên giới. Cùng tìm hiểu tổng quát và đánh giá chung về các mô hình bán hàng online phổ biến này nhé.

Các mô hình bán hàng online phổ biến hiện nay

Mô hình bán hàng online truyền thống

Mô hình bán hàng online truyền thống được hình thành khi bán hàng online trở nên phổ biến. Tại sao lại gọi là mô hình bán hàng online truyền thống? Mô hình này sử dụng kênh bán hàng online kết hợp với việc kinh doanh truyền thống. Mô hình này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp bán lẻ và bán buôn có quy mô vừa và lớn.

Với sự phát triển của chuỗi cung ứng và vận tải, doanh nghiệp áp dụng mô hình bán hàng này và bán hàng mọi lúc, mọi nơi cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh dễ dàng. Ngoài ra, việc triển khai các quảng cáo trực tuyến cho mô hình bán hàng này vẫn vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của mô hình này là tốn kém nhiều chi phí cho việc xây dựng kho bãi, nhân sự để quản lý hàng hóa cũng như đầu tư quá lớn vào nguồn hàng, dễ xảy ra vấn đề tồn kho.

Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một trong những kênh bán hàng online thu thút được rất nhiều chủ shop kinh doanh tham gia bởi chính sách hỗ trợ người bán và các chương trình tiếp cận, thu hút khách hàng hiệu quả. Các chủ shop kinh doanh online dễ dàng lập tài khoản và mở gian hàng ngay trên các trang website bán hàng online này. Các sàn thương mại điện tử hỗ trợ các chủ shop về quy trình vận hành, thiết kế cửa hàng, vận chuyển, chăm sóc khách hàng hoặc nhắm mục tiêu lại.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho tất cả doanh nghiệp là quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử nhanh chóng, chính xác. Phản hồi khách hàng chậm, chất lượng sản phẩm không giống như hình, vận chuyển chậm, hàng hóa gặp vấn đề do vận chuyển… đều có thể khiến doanh nghiệp bị bỏ xa so với đối thủ cạnh tranh của mình. Vì vậy, hãy xây dựng nền tảng quản lý đồng bộ tất cả các hoạt động kinh doanh trên nhiều kênh thương mại điện tử khác nhau.

Mô hình bán hàng cộng tác viên

Cộng tác viên bán lẻ là mô hình bán hàng mà người bán online sẽ bán lại các sản phẩm từ những người nhập sỉ về và ăn tiền hoa hồng chênh lệch. Với mô hình này, cộng tác viên sẽ là người xử lý khâu bán hàng online giúp đưa các sản phẩm ra thị trường nhanh và hiệu quả hơn. Ngoài ra, cộng tác viên cũng phải có sẵn tập khách hàng tiềm năng rồi mới tìm và lựa chọn các nhà bán buôn phù hợp để bán hàng.

Thêm vào đó, các cộng tác viên cần phải tính toán để tối ưu các chi phí quảng cáo, chi phí marketing và vận chuyển nhất có thể. Nếu những chi phí này vượt quá mức hoa hồng của bên bán sỉ cung cấp thì người làm cộng tác viên sẽ bị lỗ. Vì vậy, cộng tác viên tham gia mô hình bán hàng này cần tối ưu các hoạt động Marketing, chi phí cũng như tìm và lựa chọn nguồn nhập hàng về Việt Nam với giá tốt.

Mô hình Affiliate

Mô hình bán hàng Affiliate là hình thức mà các nhà cung cấp có sản phẩm, dịch vụ sẽ thông qua các kênh bán hàng của các đối tác để quảng bá và bán dịch vụ cho người dùng cuối cùng. Đối tác của doanh nghiệp sẽ nhận được một khoảng hoa hồng sau khi người dùng thực hiện các hành động chuyển đổi cuối cùng như mua hàng, điền thông tin, đăng ký sử dụng dịch vụ…

Người kiếm tiền online sẽ không phải lo lắng về hàng hóa thất thoát cũng như quản lý các hoạt động kinh doanh thông thường. Người bán hàng chỉ cần đưa thông tin lên các kênh bán hàng online khác nhau để kéo được nhiều lượt truy cập về trang sản phẩm của doanh nghiệp nhất. Hệ thống sẽ tự động ghi nhận lại dữ liệu và trả số tiền hoa hồng tương ứng cho người bán hàng online sau khi hoàn tất các chuyển đổi cụ thể này.

Mô hình bán hàng online xuyên biên giới

Mô hình bán hàng online xuyên biên giới ngày càng phổ biến bởi nhiều lợi nhuận mang lại về nhu cầu ở thị trường nước ngoài lớn hơn Việt Nam rất nhiều. Những mô hình bán hàng phổ biến có thể kể đến như Dropshipping, Fulfillment by Amazon… Tuy nhiên, việc đăng ký các gian hàng trên các sàn TMĐT quốc tế như Amazon, eBay… thường gây nhiều khó khăn cho người mới bắt đầu, đồng thời thanh toán cũng là trở ngại lớn với người bán hàng quốc tế.

Mỗi mô hình đều tồn tại các mặt hạn chế cũng như những ưu điểm khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình bán hàng phù hợp. Ngoài ra, kết hợp với việc áp dụng giải pháp thương mại điện tử nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Top 7 trang web bán hàng online quốc tế được ưa chuộng nhất

Một sản phẩm bạn muốn mua nhưng thị trường Việt Nam không có hàng? Bạn không biết nên làm thế nào để có thể mua được sản phẩm đó bằng mọi giá? Đừng lo lắng, đã có các website bán hàng online quốc tế. Các trang website bán hàng online nước ngoài sẽ giúp bạn vừa có thể mua hàng dễ dàng, lại không cần tốn nhiều công sức.

Trang web bán hàng online quốc tế được ưa chuộng nhất

1. Amazon

Amazon được biết đến là trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới của Mỹ ra đời vào năm 1995 có trụ sở tại Hoa Kỳ. Với lượng hàng hóa khổng lồ từ các ngành hàng: làm đẹp, đồng hồ, thời trang,… thỏa mãn cho bất kỳ tín đồ mua sắm nào. Một điểm đáng buồn là Amazon không hỗ trợ vận chuyển hay ship hàng về Việt Nam. Nếu muốn mua hàng, bạn phải có địa chỉ nhận hàng tại nước ngoài hoặc tìm hiểu những nơi cung cấp dịch vụ mua hàng trên amazon.

2. Ebay

Ebay là website thương mại điện tử cung cấp dịch vụ giúp người mua có thể mua hàng ở tất cả website bán hàng online trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… với các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Ebay được biết đến là 1 trang web đấu giá là một sản phẩm đến từ nước Mỹ. Để mua được hàng trên Ebay, bạn bắt buộc phải có thẻ thanh toán quốc tế.

Nếu bạn đang e ngại vì vấn đề ngoại ngữ thì đừng lo vì hiện nay có rất nhiều đại lý Ebay tại Việt Nam. Người mua hoàn toàn phải chịu các phí như vận chuyển, tiền hàng và thuế để được nhận hàng.

3. Aliexpress

Aliexpress chắc hẳn là website không còn xa lạ đối với nhiều người Việt Nam vì lượng người Việt mua sắm trên trang web này là rất đông. Trang web này thuộc tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group do Jack Ma sáng lập nên. Có thể nói Aliexpress là website thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc, một điều đặc biệt là trang web này chỉ bán cho người nước ngoài mà không bán trong nội địa Trung Quốc.

Bạn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm đa dạng về số lượng và chủng loại trên Aliexpress. Các sản phẩm đều được đảm bảo về chất lượng và độ uy tín cao. Nếu bạn đang lo lắng vấn đề làm sao để ship hàng từ bên Trung Quốc về thì có rất nhiều shop hỗ trợ free ship về Việt Nam. Tuy nhiên thời gian ship về Việt Nam khá lâu, có thể lên tới 60 ngày.

4. Tmall

Tmall cũng là một website thương mại điện tử được điều hành bởi tập đoàn Alibaba, trước đây có tên là Taobao Mall. Trên Tmall có sự tham gia của hơn 12.000 thương hiệu quốc tế, chuyên cung cấp các mặt hàng cao cấp đắt tiền và hàng hiệu. Trang web cung cấp cho người mua đa dạng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống.

Sản phẩm được bán trên Tmall đều được đảm bảo về nguồn gốc, có chất lượng cao cấp đến từ các thương hiệu lớn. Vì vậy bạn có thể yên tâm khi mua hàng hóa tại đây. Để mua hàng tại trang web này, bạn cần sử dụng dịch vụ trung gian, nhờ họ thanh toán, nhận và chuyển hàng về Việt Nam.

5. Gmarket

Gmarket là một website thương mại điện tử lớn nhất tại Hàn Quốc. Hầu hết những mặt hàng thông dụng đều có mặt trên trang web này từ thực phẩm tươi sống hay cái dây thun. Tuy nhiên có một nhược điểm là một số loại mỹ phẩm sẽ không ship về Việt Nam. Nếu bạn là tín đồ của các sản phẩm thời trang hay mỹ phẩm Hàn Quốc thì đừng bỏ qua Gmarket nhé!

6. Taobao

Nếu đang nói đến website bán hàng online từ nước ngoài uy tín nhất hiện nay thì không thể bỏ qua cái tên Taobao. Đây cũng là trang thương mại điện tử quen thuộc của nhiều người dùng Việt Nam. Ra đời vào năm 2003 của tập đoàn Alibaba xuất hiện sau nhiều trang thương mại điện tử nổi tiếng khác nhưng Taobao luôn không ngừng phát triển và cho người dùng thấy ưu thế của mình.

Trên Taobao có tất cả các mặt hàng mà bạn cần mua từ thời trang đến gia dụng, đồ nội thất, điện tử,…

Taobao là nguồn hàng khổng lồ cho các chủ shop hay doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu mua sỉ hàng hóa Trung Quốc trong đó có Việt Nam. Các sản phẩm đều được cập nhật chi tiết từ thông tin đến hình ảnh cho bạn dễ dàng lựa chọn. Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, nguồn hàng cùng với giá thành rẻ đảm bảo đây sẽ là trang web lý tưởng cho bạn.

7. Ting.vn

Nếu như bạn đang gặp rào cản khó khăn về vấn đề ngôn ngữ khi mua hàng trên các trang web bán hàng online từ nước ngoài thì Ting.vn sẽ giúp bạn gỡ bỏ rào cản đó. Ting.vn là trang web chứa rất nhiều hàng hóa đa dạng, số lượng lớn cùng nhiều sản phẩm có chủng loại khác nhau từ các công ty, thương hiệu lớn và nổi tiếng của HongKong, Trung Quốc,…

Tại Ting.vn bạn có thể mua sắm các sản phẩm từ bình dân đến cao cấp, phù hợp với tất cả đối tượng khách hàng. Đặc biệt Ting.vn thường xuyên có chương trình khuyến mãi giúp khách hàng tiết kiệm chi phí khi mua sắm, săn được nhiều mặt hàng giá rẻ.

Website bán hàng online cần thiết cho kinh doanh hiện đại

Việc kinh doanh online của bạn đang rất tốt, bạn cảm thấy nó đã hiệu quả rồi thì không cần thiết kế website làm gì. Tuy nhiên, làm website bán hàng online chuyên nghiệp cho bạn là điều cần thiết. Nó như là một tấm vé giúp bạn và khách hàng ngày càng gần gũi, làm cho họ hài lòng hơn. Vì sao tôi nói như vậy? Hãy cùng tìm hiểu lý do qua bài viết sau!

Quanh quẩn trong lòng giếng offline

Có lẽ chỉ đến khi Covid xuất hiện, các doanh nghiệp truyền thống Việt mới nhận ra lối kinh doanh offline truyền thống đã không còn thực sự an toàn nếu không muốn nói là có thể dìm chết những doanh nghiệp thụ động.

60% doanh nghiệp bị giảm đến một nửa doanh thu; hơn 20.000 doanh nghiệp đã phải đóng cửa trong thời điểm diễn ra Covid; hơn 45.000 doanh nghiệp truyền thống vừa và nhỏ cần được tiếp sức chuyển đổi số và kinh doanh trên nền tảng online…

Những con số đủ cho thấy, nếu mãi yên ổn trong lòng giếng nhỏ Offline, doanh nghiệp sẽ khó có thể tồn tại chứ không nói đến phát triển. Nhất là trong thời điểm dù dịch Covid tại Việt Nam đã tạm yên, xong những ngày “bình thường cũ” đã không bao giờ quay trở lại. Chuyển hướng sang kinh doanh online đã không còn là chuyện nên hay không nên mà trở thành nhu cầu bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn sống sót.

Theo khảo sát từ OpsRamp, có đến 73% các giám đốc CNTT (chủ yếu trong mảng điều hành, phát triển – vận hành – DevOps) cho hay khủng hoảng do Covid-19 sẽ buộc các doanh nghiệp phải tăng tốc hoặc duy trì các sáng kiến chuyển đổi số. 64% các nhà quản lý khi được khảo sát, cho biết đang gia tăng việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh kênh online của doanh nghiệp trước khi quá muộn.

Website – Tấm chứng minh thư uy tín của doanh nghiệp trên thị trường online

Không phải ngẫu nhiên mà 90% doanh nghiệp khi chuyển hướng kinh doanh online đều bắt đầu từ việc xây dựng một trang web uy tín, chuyên nghiệp. Hơn cả một công cụ bán hàng, website còn được ví như tấm chứng minh thư giới thiệu danh xưng, địa chỉ và nhận diện thương hiệu của chính công ty trên thị trường ảo.

Thực tế, theo nghiên cứu của Gravity Digital, 90% khách hàng coi website là kênh đáng tin cậy và gần như không bị “lỗi” như các kênh online khác. Cũng vậy, hơn 94% người tiêu dùng có xu hướng tìm hiểu công ty trực tuyến – tức website bán hàng online của bạn trước khi ra quyết định mua hàng. Và 75% trong số đó thừa nhận họ đánh giá sự uy tín của một doanh nghiệp bất kì dựa trên chính website của doanh nghiệp đó. Nếu không có website hoặc website thiếu chuyên nghiệp, doanh nghiệp của bạn đã đánh mất đi một phần tín nhiệm không nhỏ từ người mua hàng.

Từ ao làng ra biển lớn, kết nối khách hàng mọi lúc mọi nơi

Bước chân vào môi trường online thông qua website đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đi từ chiếc ao làng offline bước ra biển lớn với tệp khách hàng trên thế giới phẳng, nơi không chịu bất cứ sự ràng buộc nào về vị trí mang tính vật chất như cửa hàng thực 50m2 của bạn.

Thay vì cạnh tranh nguồn khách hàng ít ỏi với cửa hàng ngay bên cạnh, giờ đây nhờ website và mạng internet, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận tệp khách hàng rộng lớn với hơn 68 triệu người Việt thường xuyên mua hàng trực tuyến, và hơn 2 tỷ người mua sắm online trên toàn thế giới. Điều duy nhất bạn cần quan tâm chính là website bán hàng online của mình có đủ sức tiếp đón nhóm khách hàng tiềm năng này hay không mà thôi.

Website bán hàng online cần thiết cho kinh doanh hiện đại

Nhân viên tận tụy, làm việc 24/7

Nếu có một nhân viên trung thành làm việc 24/7, không đòi tăng lương, không cần nghỉ phép, không chia doanh số, luôn luôn tận tụy chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi bất kể ngày đêm thì đó đích thị là website của bạn.

Công cụ này còn giúp bày bán hàng nghìn sản phẩm mà không hề lo chi phí thuê mặt bằng, setup cửa hàng, phí tuyển nhân sự, đặt banner quảng cáo thu hút khách hàng…Thậm chí nếu biết cách xây dựng website hiệu quả, công cụ này còn là trợ thủ đắc lực và tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.

Sẵn sàng cho chuyển đổi online để không bị bỏ lại phía sau

Xu hướng chuyển từ offline sang online đang ngày càng trở nên phổ biến. Thiết kế một website bán hàng online chuyên nghiệp là cách thức giúp doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh khi bước chân vào lãnh địa online - nơi “ra ngõ đụng phải khách hàng”.

Sẽ ra sao nếu có đến 55% dân số Việt Nam sẵn sàng mua sắm online với doanh số lên đến 35 tỷ USD vào năm 2025 trong khi website chính là “cửa ngõ” kết nối thượng đế đến với “cửa hàng” của bạn trên internet.

>> Xem thêm bài viết:

Top 10 thủ thuật làm SEO website bán hàng online