Thuật ngữ SEO, nghe có vẻ hoành tráng phết nhỉ, đừng lo lắng đơn giản thôi. Khi làm bất cứ việc gì thì chúng ta cũng phải cần trang bị cho mình những thứ để phục vụ công việc sắp làm đó. Làm SEO cũng vậy, trước khi bước vào thế giới SEO và lăn lộn với nó thì việc trang bị cho mình những thuật ngữ nhà nghề là điều bắt buộc không thể thiếu.
Dichvuseos sẽ liệt kê những thuật ngữ SEO mà trong quá trình làm SEO chúng ta sẽ bắt gặp nó thường xuyên, cùng xem nhé.
Ý nghĩa của một số thuật ngữ SEO căn bản cần biết
SEO: viết tắt của cụm từ “search engine optimization”. SEO là quá trình áp dụng kiến thức và kỹ thuật để làm sao đó đưa website của chúng ta lên thứ hạng cao nhất có thể trên trang kết quả tìm kiếm.
SEOer: Người bán hàng thì gọi nhân viên kinh doanh, người làm thợ hồ thì gọi công nhân xây dựng, làm rác thì gọi là công nhân vệ sinh, hay công nhân môi trường. Vậy người làm SEO cũng phải có cái tên cho đỡ tủi thân với các nghề khác chứ nhỉ. SEOer là tên gọi chỉ người làm SEO đấy, nếu ai hỏi thì hãy nói tôi là một SEOer nhé!
Robots: Các công cụ tiềm kiếm dữ liệu trên internet muốn có kết quả để trả về cho người dùng thì nó phải thu thập được dữ liệu từ vô vàn những website đang hoạt động. Để làm được công việc này thì các nhà lập trình tạo ra những đoạn mã, những đoạn mã này có chức năng truy cập vào website của chúng ta và nó ghi lại những gì nó bắt gặp. Các đoạn mã này làm việc một cách tự động và được đặt cho cái tên là ROBOT.
Onpage: Hiểu đơn giản là quy trình tối ưu cấu trúc website để website thân thiện với các công cụ tiềm kiếm và người dùng hơn. Toàn bộ quá trình onpage sẽ chỉ diễn ra trên website cần onpage mà thôi. Không thao tác các vẫn đề bên ngoài website đó.
Một số thuật ngữ SEO onpage
Trước tiên, hãy cùng dichvuseo s thìm hiểu phần 1 liên quan đến các thuật ngữ thuộc về SEO Onpage nhé!
Thuộc tính thẻ trong mã HTML
Domain / URL: Domain hiểu đơn giản là cái địa chỉ của trang web hay còn gọi thông dụng theo tiếng Việt Nam là tên miền. Url là đường dẫn đến cụ thể một trang web hoặc một bài viết nào đó trên website, nó bao gồm cả domain và phần phía sau của domain.
Ví dụ về domain: dichvuseos.com là một domain (tên miền) Ví dụ url: http://dichvuseos.com/about-me Meta title : Là đoạn văn bản hiển thị trên cùng Tab của trình duyệt. Là tên của một trang web hoặc tên cụ thể của một chuyên mục / bài viết trên website.
Meta Description: Phần mô tả ngắn gọn cho một trang web, một chuyên mục, một bài viết trên website. Phần văn bản này thường sẽ không xuất hiện trên giao diện website, mà chỉ hiển thị với các công cụ tìm kiếm. Và hiển thị khi trên trang kết quả tìm kiếm khi ta tìm kiếm. Độ dài của đoạn văn bản này giới hạn trong khoảng 155 -> 300 ký tự.
Meta keyword: Những từ khóa mà ta muốn khi người dùng tìm kiếm thì website của ta sẽ có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Meta keyword chỉ hiện thị với công cụ tìm kiếm. Có thể có hoặc không có, tùy vào mục đích khi làm dịch vụ SEO của ta.
Ví dụ meta keyword của bài này: dich vu seo, dịch vụ seo, thuật ngữ SEO, dich vu seo web, dich vu seo website,seo website.
Heading tags: gồm có tất cả 6 loại thẻ H1, H2, H3, H4, H5, H6. Được dùng vào mục đích dánh dấu các tiêu đề chính trên nội dung website.
Strong/B: Là 2 thẻ HTML định dạng văn bản in dậm. Được dùng trong việc nhấn mạnh nội dung trong bài viết.
EM/I: Là 2 thẻ HTML định dạng văn bản in nghiêng. Dùng làm nổi bật văn bản trong nội dung.
Text/HTML ratio: Lấy tổng số TEXT chia cho tổng số mã HTML có trên một trang, đây chính là ý nghĩa của nó.
ALT: Thuộc tính mô tả của ảnh, các robots không thể đọc được ảnh nói lên điều gì, nó dựa vào văn bản đặt trong thuộc tính ALT này để hiểu bức ảnh đó nói lên điều gì.
Hệ thống link
Nofollow: Thuộc tính của thẻ liên kết A. Nó có nhiệm vụ báo cho các ROBOTS biết liên kết này không đáng tin cậy , và không cần ghi nhận nó. Việc gán thuộc tính Nofollow cho thẻ liên kết A có ảnh hưởng quan trọng đến quy trình làm SEO.
Dofollow: Thẻ A có khá nhiều thuộc tính REL nhưng trong đó nổi bật với SEO là Nofollow & Dofollow . Dofollow có nhiệm vụ báo cho ROBOTS biết đây là liên kết đáng tin cậy, hãy ghi nhận nó, và tính điểm cho nó. Mặc định thẻ A không để thuộc tính thì ROBOTS sẽ hiểu là có thuộc tính Dofollow. Xác định thuộc tính Dofollow chính xác và phù hợp sẽ giúp làm tăng thứ hạng cho liên kết.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dofollow và nofollow tại đây: Backlink dofollow, nofollow là gì ? Cái nào tốt hơn?
Thuật ngữ từ khoá
Keyword Density: Tỷ lệ từ khóa cần SEO chia cho tổng số text có trên trang đó. Không có một tỷ lệ chính xác nào được đưa ra, nhưng theo kinh nghiệm từ DichvuSEOs thì nằm trong khoảng 1-3% tổng Text của trang. Lặp lại các từ khóa cần SEO khi làm dịch vụ SEO một cách khéo léo sẽ tăng khả năng cải thiện thứ hạng cho từ khóa cần SEO.
Keyword Stuffing: Đúng theo nghĩa đen là nhồi nhét từ khóa. Bạn có một bài viết với khoảng 500 ký tự, trong bài này bạn lặp lại đến 20% là từ khóa cần SEO. Điều này được cho là nhồi nhét từ khóa. Nó sẽ không làm từ khóa bạn tăng hạng mà ngược lại sẽ kéo tụt hạng từ khóa cua bạn. Hãy tính toán khôn khéo trong việc bố trí từ khóa SEO khi làm SEO nhé.
Duplicate Content: Đây là thuật ngữ SEO thể hiện lỗi trùng lặp nội dung, điều này có thể xảy ra khi web của ta có nhiều nội dung, ta đã viết về nội dung nào nó và sau đó lại viết lại. Cũng có thể xảy ra khi người lập trình code thiếu kinh nghiệm về onpage website, họ để phát sinh ra lớn hơn 1 URL có cùng nội dung.
Lỗi khi ta trỏ domain có dạng www.domain.com/xxx và domain.com/xxx, cả hai URL này đều cho ra một nội dung. Xảy ra khi ta đi copy nội dung của website khác, hoặc bị website khác copy của ta. Đây là lỗi nghiêm trọng trong khi làm dịch vụ SEO và sẽ bị phạt rất nặng đấy.
Canonical URL: Thuộc tính này sẽ giúp xác định một URL trên web là duy nhất và chỉ một, không có URL nào khác có cùng nội dung. Thuộc tính này là cần thiết khi tối ưu onpage cho SEO. Nó tránh được lỗi duplicate content trong khi làm nội dung SEO.
Sơ đồ trang
Robots.txt: Tập tin dang text thuần, được định nghĩa cách viết theo một cú pháp nhất định mà ta phải tuân theo cú pháp đó. Tập tin robots.txt có nhiệm vụ giao tiếp với Robots khi nó truy cập vào website của chúng ta. Chúng ta không nói chuyện được với Robots, vì vậy không thẻ nói , mày không được lấy bài này của tao hay mày xóa bài này hộ tao nhé.
Chính vì thế Robots.txt sẽ giúp mình làm điều này.
Tìm hiểu thêm về robots.txt tại đây: Tìm hiểu về Robots để tăng hiệu quả trong SEO
Sitemap.xml: File sơ đồ liên kết trên trang web của ta. Sitemap.xml được định nghĩa theo một cú pháp chuẩn quốc tế ta cần tuân theo. File có nhiệm vụ giúp Robots khi vào website không phải lục lọi để tìm kiếm các liên kết mới mà chỉ cần truy cập vào Sitemap.xml là thấy các liên kết mới. Cộng ghi nhận dữ liệu của ROBOTS sẽ thuận tiện hơn và trở nên dễ dàng nhanh chóng.
Error 404: Lỗi không tìm thấy trang, lỗi này xuốt phát khi URL bị lỗi hay bài viết đã bị xóa, sửa đường dẫn url. Các lỗi 404 không trưc tiếp ảnh hưởng thứ hạng khi làm SEO nhưng sẽ gián tiếp tổn hại đến quá trình SEO website. Khi có quá nhiều lỗi 404 xuất hện trên website thì sẽ đánh mất người dùng. Hãy kiểm tra và có hướng khắc phục các lỗi 404 một cách tối ưu nhất.
Công cụ đánh giá hiệu suất website
Google Analytics: trong khi làm SEO thì thì việc đăng ký web của bạn với công cụ phân tích truy cập Google Analytics là điều cần thiết đầu tiên. Google Analytics có tác dụng giúp ta nắm bắt được lưu lượng truy cập vào web, phân tích xu hướng và sở thích người dùng. Từ đó ta có thể đề ra chiến lược SEO hợp lý.
Google Search Console: Nếu bạn là một SEOer thì không thể nói không biết Google search. Bình thường bạn không thể biết được web bạn có đang bị lỗi gì hay không. Thật may mắn là không sao, GSC sẽ giúp ta giải quyết rắc rối này. Có khá nhiều công cụ giúp quản lý website, nhưng đây là 2 công cụ thông dụng và phổ biến nhất ở Việt Nam.
Để việc làm SEO web được tốt hơn bạn hãy nhanh đăng ký web của mình với 2 công cụ này và ý nghĩa mỗi thuật ngữ SEO được thể hiện nhé, sẽ rất hữu dụng đấy.
Một số thuật ngữ khác
Authorship: Profile cá nhân liên kết với web, hiểu nôm na theo kiến thức làm nông của mình là thế . Đây là thuật ngữ mà google sử dụng, nó giúp tài khoản Google Plus (G+) được liên kết với web mà ta quản lý.
Cụ thể hơn, khi bạn vào google tìm kiếm một cái gì đó, trên trang kết quả trả về bạn thấy có một vài kết quả có ảnh avatar cá nhận hiện trên đó. Nó đó, Google Authorship đấy, nó giúp ta có thể biết được ai là người viết ra bài viết mà ta muốn xem.
Microformats: Là các chuẩn tài liệu cho dữ liệu trên website. Giống như đời thường, khi bạn làm đơn xin việc làm thì có mẫu đơn sẵn cho ta điền vào. Khi ly hôn cũng có mẫu đơn sẵn. Việc tạo ra các mẫu là giúp việc đọc được dễ dàng vì nó theo một chuẩn thống nhất. Website cũng như vậy, các nhà phát triển web cũng nghĩ ra các chuẩn tài liệu cho web. Giúp việc định nghĩa nội dung và ghi nhận dữ liệu được dễ dàng hơn.
Có khá nhiều chuẩn tài liệu hỗ trợ web như tài liệu cho: Tin tức, video, nhạc,hình ảnh, bán hàng… , mỗi chuẩn co ý nghĩa và cách cấu tạo riêng. Sử dụng đúng các chuẩn tài liệu sẽ giúp web thân thiện với công cụ tìm kiếm hơn. Hãy nghiên cứu thêm để việc SEO onpage website của bạn được tốt hơn nhé.
Một số thuật ngữ trong SEO Offpage
SEO Offpage: là thuật ngữ chỉ kỹ thuật SEO liên quan đến các trang web bên ngoài, chủ yếu là việc xây dựng các backlink, đưa các web xuất hiện trên social media,... để tạo ra một hệ thống liên kết trỏ về trang, nâng thứ hạng trang lên những top cao của Google.
Internal link: Những liên kết trong, có thể hiểu là tất cả những URL mang domain của web hiện tại. Tổng số Internal link trên một trang có ảnh hưởng đến onpage khi làm dịch vụ SEO.
External link: Những liên kết ngoài, hiểu nôm na là những URL không mang domain hiện tại, những URL này được đặt trên website hiện tại nhưng khi nhấn vào sẽ chạy đến một website khác. Tổng số External link trên một trang có ảnh hưởng quan trọng đến việc làm SEO.
Backlink: hay còn gọi là Inbound link, là tất cả các đường dẫn được trỏ về trang hay web từ những trang web khác, nguồn khác như forum, mạng xã hội, blog,... bên ngoài.
Đọc thêm: Top các công cụ kiểm tra Backlink siêu ngon
Low-quality link: là thuật ngữ chỉ những backlink kém chất lượng. Đây là những liên kết vi phịm những nguyên tắc chúng, được đặt tại các trnang web xấu, kém chất lượng, trang có nội dung không tốt hoặc tỷ lệ spam cao,... Tóm lại, những backlink này không được đánh giá cao.
Anchor text: Là từ hoặc cụm từ chứa liên kết. Anchor text có thể là từ khoá hoặc trở thành từ khoá có liên quan đến nội ung bài viết.
Ví dụ: thiết kế website chuyên nghiệp. Thì "thiết kế website chuyên nghiệp" là một anchor text chưa đường dẫn:
Local SEO: là kỹ thuật SEO đánh vào việc trang web sẽ xuất hiện trên các công cụ Googkle, Bing, Cốc Cốc,... khi người dùng tìm kiếm những vấn đề trong phạm vi khu vực, thành phố hay lãnh thổ quốc gia của bạn.
Social Media Marketing: là tiếp thi qua mạng xã hội, trong SEO Offpgae, điều này chỉ về các liên kết backlink có được từ các trang mạng xã hội như facebook, linkedin, twitter,... các liên kết này được xem là link noffow, nhưng nó cũng đóng góp phần uqan trọng trong hiệu quả website của bạn.
Brand Mention: là dấn ấn thương hiệu của bạn tren Internet. Các công cụ tìm kiếm rất thích những thương hiệu có độ tin cậy cao, hữu ích, được nhiều đề xuất tốt từ cộng đồng. Do vậy, điều chúng ta cần khi làm SEO chính là có người nào đó, hoặc ai đó đáng tin nhắc về thương hiệu của bạn, đó có thể là một bài viết trên diễn đàn, trang web uy tín, các trang mạng xã hội uy tín,...
Algorithm: là các thuật toán, trong SEO chúng ta thường quan tâm đến các thuật toán của Google. Đây là một số giải thuật được Google tạo ra để áp dụng một số quy tắc dành cho website khi hoạt động trên công cụ tìm kiếm này. SEO ẻ phải hiểu rõ về những thuật toán Google khi làm SEO. Một số thuật toán nổi bật có thể kể đến như Panda, Penguin, HummingBird, PageRank,...
Một số thuật ngữ về các chỉ số đánh giá
Domain Authority: là một điểm đánh giá website được Moz đưa ra. Chỉ số này được tính trên thang điểm 100, các domain có điể DA càng cao thì chứng tỏ domain đó nó đang hoạt động tốtm được dự đoán và sẽ có những thứ hạng cao.
Page Authority: Tương tự như DA, PA là điểm đánh giá thứ hạng website và độ hiệu quả của các trang bên trong web. Những tĩnh chất của PA sẽ tương tự như DA, chỉ khác nhau ở chỗ DA là đánh giá Domain, còn PA sẽ đánh giá về trang.
Citation Flow: là chỉ số được thể hiện khi sử dụng công cụ Majestic SEO. CF là chỉ số thể hiện ra dựa trên việc đánh giá số lượng backlink trỏ về web. Số lượng backlink càng lớn thì chỉ số CF càng cao.
Trust Flow: là chỉ số đánh giá độ tin cậy của website dựa trên việc đánh giá chất lượng backlink trỏ về hoặc tầm ảnh hưởng web tổng thể trên trang đó.
Spam: là chỉ số được tính theo tỷ lệ phần trăm, đây là chỉ số thể hiện độ uy tín, chất lượng, đúng chủ đề và không bị loãng hay "tạp nham" của web, spam càng cao càng chứng tỏ rằng web đang hoạt động kém. Bạn nên duy trì tỷ số này ở mức thấp nhất có thể (thông thường chỉ nên <10%)
Domain Age: là chỉ số thể hiện độ tuổi của trang, tức là khoảng thời gian website hoạt động. Chỉ số này càng cao thì nhận được sự ưu tiên của Google nhiều hơn, tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo yếu tố website hoạt động liên tục và đều đặn.
Pageview: số lần xem trang của website, giống như tên gọi của nó, khi người dùng đến với website và bấm vào một trang thì được xem như có một pageview. Ngoài ra, khi một trang mới được tải (mặc dù là cùng một người dùng, trên cùng một lần truy cập) thì trang web của bạn vẫn được tính thêm một pageview.
Session: số phiên truy cập của người dùng. Một phiên được tính từ lúc người dùng truy cập vào web đến khi thoát hẳn ra. Dù vậy, khi người dùng ở lại trang lâu hơn 30 phút, qua phút thứ 31, số phiên sẽ được tính thêm 1.
Impression: số lượt hiển thị của website (trang) trên các công cụ tìm kiếm
CTR (click through rate): là tỷ lệ lượt click vào web trên số lần hiển thị của web. Chỉ số này thể hiện sự thu hút của website đó với người dùng. Thường thì các trang web, bài viết có tiêu đề hay, chủ đề hấp dẫn, đang được quan tâm thì tỷ lệ này có xu hướng cao hơn. Đây là một trong những yếu tố khiến những người content hoặc SEOers quan tâm và đi tối ưu.
> Xem thêm: Mã trạng thái HTTP là gì? Tổng hợp ý nghĩa các loại mã HTTP
Đó là tất cả những thuật ngữ cơ bản nhất trong ngành SEO mà bạn có thể sẽ gặp phải. Nếu thấy hay hãy chia sẻ ngay đến với đồng nghiệp hoặc những người bạn trong ngành nhé.