Cách triển khai Content Marketing thương mại điện tử


Content Marketing trong thương mại điện tử (eCommerce) đóng vai trò quan trọng giúp thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Trong thời đại thương mại điện tử đang bùng nổ, mở ra tiềm năng to lớn cho doanh nghiệp bán hàng, chúng ta cần có chiến lược content marketing đúng cách để thu hút, giữ chân và tăng chuyển đổi từ khách hàng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây nhé!

Content eCommerce là gì?

Content eCommerce là tập hợp các nội dung được tạo ra và sử dụng cho các Website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Mục đích chính của Content eCommerce là thu hút khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu uy tín.

Các dạng content thương mại điện tử và cách triển khai

Để thu hút khách hàng tiềm năng và đạt được mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược content thương mại điện tử đúng cách và tối ưu hóa nội dung hay, độc đáo và sáng tạo với sự đa dạng của các dạng content. 

Content giới thiệu sản phẩm/dịch vụ

  • Mô tả sản phẩm: Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ, bao gồm chức năng, công dụng, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, bảo hành,…
  • Hình ảnh minh họa: Hình ảnh sản phẩm, ảnh thực tế, ảnh chụp từ nhiều góc độ, ảnh so sánh với sản phẩm khác,…
  • Video giới thiệu: Video giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, video so sánh sản phẩm,…
  • Infographic: Tóm tắt thông tin sản phẩm/dịch vụ một cách trực quan, dễ hiểu.

Content đánh giá, nhận xét

  • Đánh giá của chuyên gia: Đánh giá sản phẩm/dịch vụ bởi chuyên gia trong lĩnh vực.
  • Review của người dùng: Phản hồi, đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.
  • So sánh sản phẩm: So sánh các sản phẩm cùng loại để giúp khách hàng lựa chọn.

Content hướng dẫn sử dụng

  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng sản phẩm, giải đáp thắc mắc thường gặp.
  • Blog chia sẻ kiến thức: Chia sẻ kiến thức, mẹo hay liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.

Content xây dựng thương hiệu

  • Câu chuyện thương hiệu: Giới thiệu về lịch sử hình thành, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của thương hiệu.
  • Giá trị mang lại cho khách hàng: Nhấn mạnh lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • Cam kết của thương hiệu: Cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chính sách bảo hành, đổi trả,…

Content thu hút khách hàng tiềm năng

  • Bài viết blog: Chia sẻ kiến thức, mẹo hay, tin tức liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.
  • Ebook miễn phí: Cung cấp ebook miễn phí về chủ đề liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
  • Webinar: Tổ chức hội thảo trực tuyến chia sẻ kiến thức về sản phẩm/dịch vụ.

Content quảng cáo

  • Quảng cáo Facebook Ads: Quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trên Facebook.
  • Quảng cáo Google Ads: Quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trên Google.
  • Quảng cáo banner: Quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trên website.

Content Marketing có lợi ích gì?

Các website thương mại điện tử cần nội dung chất lượng để xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Xây dựng content đúng cách giúp bạn kết nối với khách hàng của mình bằng những giá trị thực thay vì các bài đăng chỉ liên quan tới việc bán hàng. Bên cạnh đó, một chiến lược content marketing và SEO theo phễu bán hàng còn tăng cơ hội hiển thị nội dung không trả phí trên các công cụ tìm kiếm. Đồng thời giúp công ty có một hình ảnh đáng tin cậy, làm tăng nhận thức tích cực về thương hiệu và doanh nghiệp trực tuyến.

Xây dựng một mối quan hệ tốt sẽ đem lại lợi ích dài hơi cho các ecommerce store (cửa hàng trực tuyến), người dùng và khách hàng sẽ có khả năng mua hàng thường xuyên hơn nếu đó là thương hiệu mà họ tin tưởng. Ngày nay người dùng mong muốn một thương hiệu không chỉ cung cấp dịch vụ mua sắm, họ còn muốn đọc những nội dung hữu ích như các blog, bài hướng dẫn hay nội dung truyền cảm hứng.

Content marketing có lợi gì

Những chiến lược Content Marketing tăng tỷ lệ chuyển đổi trong eCommerce (Thương mại điện tử)

Dưới đây là các ý tưởng xây dựng một chiến lược Content Marketing hoàn hảo cho các doanh nghiệp eCommerce nhằm tăng tối đa tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu trải nghiệm khách hàng. 

Cung cấp hướng dẫn sản phẩm hoặc dịch vụ

Cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp có thể tạo các hướng dẫn sản phẩm hoặc dịch vụ để chia sẻ với khách hàng về những thông tin quan trọng trong ngành. Ví dụ công ty lập hóa đơn Wave, họ đã sản xuất một blog chuyên xuất bản các hướng dẫn hữu ích trong website của mình để cải thiện trải nghiệm người dùng.

Hầu hết nội dung của họ hướng đến các chủ doanh nghiệp nhỏ, giúp người đọc thu thập các mẹo liên quan tới kế toán và sổ sách mà không chỉ đơn thuần là quảng bá các tính năng và lợi ích sản phẩm.

Chia sẻ đánh giá sản phẩm

Cách làm khách hàng tin tưởng sản phẩm chính là cố tình để họ xem được những đánh giá tích cực. Doanh nghiệp có thể chia sẻ những bài đánh giá sản phẩm của mình xuất hiện trên các trang web và blog khác nhau dưới dạng nội dung hoặc social proof (bằng chứng xã hội) để. Tìm những bài viết mà mọi người đánh giá cao về thương hiệu của bạn, sau đó chọn phần nổi bật nhất từ ​​bài đánh giá đó và chia sẻ trên nền tảng riêng của doanh nghiệp.

Giả sử về một trang bán hàng trực tuyến được xuất hiện trong bài blog “Đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu ở Canada”. Thương hiệu này đã trích từ blog một số dòng đánh giá trải nghiệm của tác giả về dịch vụ, sau đó chia sẻ những gì người khác đang nói về thương hiệu của họ.

Doanh nghiệp cũng có thể chụp ảnh màn hình các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội về sản phẩm của mình và chia sẻ chúng trên trang web. Đây chính xác là những gì Beauty Bakerie làm trên cửa hàng trực tuyến và tài khoản Instagram của mình.

Những bài đăng này cung cấp social proof cho khách hàng tiềm năng và giúp khách hàng hiện tại dễ dàng chia sẻ trên trang mạng của họ. Bên cạnh đó thương hiệu trang điểm này sử dụng thủ thuật trên sẽ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận đến nhiều khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của họ hơn.

Đăng những ấn phẩm Infographic

Mua sắm trực tuyến không tạo cho người tiêu dùng cơ hội tận mắt nhìn, cầm và cảm nhận sản phẩm, vì vậy, đôi khi họ có thể ngần ngại mua hàng nếu họ vẫn còn những thắc mắc về sản phẩm.

Hãy phá bỏ rào cản đó bằng cách trả lời về các câu hỏi thường gặp hay bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có thể tổng hợp mọi thông tin quan trọng và thiết kế chúng trong một ấn phẩm Infographic. Ấn phẩm này là cái nhìn trực quan để truyền tải thông tin, ví dụ như biểu đồ về kích thước sản phẩm, số đo và thậm chí cả mẹo chăm sóc sản phẩm.

Bổ sung điều này vào những vị trí chính trong website trực tuyến của doanh nghiệp, bao gồm các trang sản phẩm cụ thể nếu có, hoặc một trang dành riêng mà khách hàng có thể tìm thấy từ menu điều hướng và chân trang website.

Cung cấp các khóa học trực tuyến

Doanh nghiệp có thể tiến xa hơn bằng cách cung cấp cho khách hàng khóa học trực tuyến có giá trị cao, điều này sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu. Khóa học này thậm chí có thể giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời thông tin cung cấp sẽ bổ sung cho lợi ích lâu dài.

Ví dụ: các doanh nghiệp eCommerce bán các tiện ích và phụ kiện máy tính cho các chuyên gia thiết kế có thể cung cấp cho khách hàng của họ các khóa học trực tuyến về những chủ đề như thiết kế trải nghiệm người dùng từ xa với các tiện ích và công cụ mà họ bán trên trang trực tuyến của mình.

Chiến thuật này có thể tốn thời gian, vì vậy để phù hợp với từng doanh nghiệp, hãy suy nghĩ về nhiều cách cung cấp một khóa học trực tuyến hữu ích khác nhau để bổ sung lợi ích sản phẩm. Thay vì tự mình tạo khóa học, doanh nghiệp có thể hợp tác với những Influencer hoặc những nhà lãnh đạo trong thị trường ngách. Hoặc doanh nghiệp có thể tạo một khóa học “email 5 ngày” trực tuyến với các bước đơn giản giúp khách hàng có thể thực hiện mỗi ngày và tiến gần hơn đến mục tiêu cụ thể.

Thu hút Influencer để tạo nội dung do người dùng tạo (UGC)

Influencer (người ảnh hưởng) là một bổ sung hoàn hảo cho chiến lược Content Marketing bởi họ chính là người tạo ra nội dung.

Influencer được lựa chọn chính xác sẽ có khả năng tiếp cận với một tập đối tượng (bất kể lớn hay nhỏ) tin tưởng và coi trọng nội dung của họ. Nội dung do Influencer tạo ra cũng là sự kết hợp của những đánh giá, giải thích sản phẩm và thậm chí là lời chứng thực. Điều quan trọng là họ nói bằng quan điểm và trải nghiệm của riêng bản thân, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn là nội dung mà thương hiệu tạo ra.

Một ví dụ về việc hợp tác với Influencer: những người đi bộ đường dài và Influencer đã tạo ra nội dung xoay quanh lối sống mạo hiểm trên các bài đăng trên blog, Youtube và giới thiệu Patagonia, một thương hiệu nổi tiếng bán quần áo đi bộ đường dài.

Đăng ký Guest Posts

Nếu trang thương mại trực tuyến của bạn không có blog riêng, hãy giới thiệu câu chuyện của bạn cho các trang web khác để tăng cơ hội tiếp cận với các khách hàng tìm năng.

Viết blog khách (Guest Blogging) có thể mang lại lợi ích cho các cửa hàng trực tuyến vì họ có thể xuất bản nội dung của mình trên một trang web khác đã có sẵn đối tượng. Tất nhiên, hãy chọn các blog và trang web phù hợp với thị trường và thị trường ngách của bạn.

Giả sử một cửa hàng trực tuyến cung cấp sản phẩm cà phê và muốn tạo một bài đăng cho khách. Tuy họ không có blog riêng trên trang web của mình, nhưng vẫn có thể hợp tác với các blogger về thực phẩm hay blogger cà phê nổi tiếng để tạo nội dung miễn phí trên trang web như ví dụ dưới đây.

Bài đăng trên blog đó có thể điều hướng người đọc trở lại trang của họ và giúp trang web có nhiều liên kết ngược hơn. Hơn nữa, bằng cách sử dụng thủ thuật này, những độc giả thường xuyên xem blog sẽ cảm thấy hứng thú bởi các mẹo và thủ thuật hữu ích mà họ quan tâm.

Tạo blog còn có thể giới thiệu các sản phẩm của cửa hàng trực tuyến, vì vậy người dùng sẽ không chỉ đọc được những bài đăng có giá trị mà còn có cơ hội mua sắm những vật dụng giúp họ thực hiện chính những mẹo trong bài đăng đó.

Những chiến lược Content Marketing tăng tỷ lệ chuyển đổi trong eCommerce

Tạo video hướng dẫn

Video hướng dẫn là một trong những điều dễ nhất để đưa vào chiến lược Content Marketing trực tuyến. Theo quan điểm của Social Marketing Writing cho thấy, bài viết có nội dung hướng dẫn hay nghiên cứu là những loại nội dung đáng tin cậy nhất. Ngược lại, Omnicore báo cáo rằng 61% người tiêu dùng mua hàng dựa trên đề xuất trên blog, với nội dung hướng dẫn có tổng tỷ lệ phản hồi tốt nhất.

Một lợi thế vượt trội của việc tạo video hướng dẫn chính là doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm của mình ngay lập tức.

Dưới đây là một vài ví dụ về việc sử dụng video hướng dẫn sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và cải thiện tổng thể trải nghiệm người dùng trực tuyến như thế nào:

  1. Các cửa hàng tạp hóa và siêu thị trực tuyến có thể xuất bản các video hướng dẫn cách nấu các món ăn khác nhau để làm nổi bật sản phẩm của họ.
  2. Các thương hiệu làm đẹp có thể tạo video hướng dẫn giúp mọi người có được kiểu trang điểm cụ thể hoặc có được làn da đẹp hơn
  3. Các cửa hàng thể thao có thể tạo video tập luyện ngắn để thu được một số kết quả nhất định, làm nổi bật lợi ích sản phẩm của họ
  4. Các cửa hàng nội thất trực tuyến có thể xuất bản video hướng dẫn mọi người cách thiết kế sản phẩm của họ từng bước thay vì chỉ đề cập đến sách hướng dẫn

Tất nhiên, có những cách sáng tạo khác mà bạn có thể sử dụng video để hướng dẫn trong chiến lược Content Marketing của mình, hướng đến mục tiêu đáp ứng mong muốn của khách hàng, hãy xây dựng những ý tưởng sáng tạo, nội dung có giá trị kết hợp với các kỹ thuật SEO thương mại điện tử để thúc đẩy cho bán hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Kết luận

Một chiến dịch Content Marketing thành công sẽ giúp các cửa hàng trực tuyến đạt được nhiều lợi ích, giúp phân biệt thương hiệu, thắt chặt mối quan hệ của khách hàng. Trên đây là các ý tưởng mà chúng tôi đã tổng hợp giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi eCommerce và cải thiện trải nghiệm người dùng. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ sớm áp dụng những chiến lược này và gặt hái được nhiều thành công!