Xu hướng Marketing 4.0 - Doanh nghiệp trong kỉ nguyên kỹ thuật số


Cuộc cách mạng số đối với xã hội nói chung và ngành Marketing nói riêng, đã tạo nên một cuộc đua khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Xu hướng Marketing 4.0 ngày một lớn mạnh và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng cũng như các thức vận hành, chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.

Xu hướng Marketing 4.0 - Doanh nghiệp trong kỉ nguyên kỹ thuật số

Từ Marketing 1.0 đến Marketing 4.0

Marketing 1.0 lấy sản phẩm làm trung tâm. Đây là thời kỳ cạnh tranh về chất lượng, tính năng sản phẩm/dịch vụ. Sản phẩm là trung tâm, các yếu tố còn lại xoay quanh trung tâm này.

Marketing 2.0 lấy khách hàng là trung tâm. Đây là thời kỳ cạnh tranh về sự khác biệt trong định vị thương hiệu. Khi phân khúc và lựa chọn được nhóm khách hàng mục tiêu, quyết định này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động Marketing từ định vị, phát triển sản phẩm, định giá, phân phối đến truyền thông. Do đó, công việc Marketing được nâng cấp độ từ chiến thuật lên tầm chiến lược.

Marketing 3.0 lấy con người làm trung tâm. Đây là thời kỳ định vị dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị doanh nghiệp mang đến cho xã hội.  Là thời kỳ đỉnh cao về quyền lực của người tiêu dùng chi phối đến Marketing và nâng tầm vai trò của Marketing trong chiến lược kinh doanh

Marketing 4.0 lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Đây là thời kỳ dùng công nghệ số để tạo sự kết nối. Nếu như Marketing 3.0 là thời đại bùng nổ của Internet thì bước sang 4.0, đây chỉ là một thành phần của kỷ nguyên số. Những công nghệ số được ứng dụng trong Marketing 4.0 phải kể đến:

  • Internet of Things (vạn vật kết nối)
  • Cloud (điện toán đám mây)
  • Big Data (dữ liệu lớn)
  • AI (trí tuệ nhân tạo)

Xu hướng Marketing 4.0 và lợi ích

Đây là phương pháp tiếp cận marketing kết hợp giữa các tương tác trực tuyến và trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Marketing 4.0 pha trộn giữa phong cách và giá trị thực tế trong quá trình xây dựng thương hiệu và quan trọng nhất là sự bổ trợ lẫn nhau giữa kết nối máy - máy và tiếp xúc trực tiếp người - người nhằm tăng cường cam kết gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp.

Marketing trong thời đại số đã mang đến cho người làm marketing những cơ hội vượt trội rất khó có thể tưởng tượng và đòi hỏi người làm nghề phải nắm bắt, thực hiện kịp thời, nhanh chóng hơn so với các thời kỳ trước đó: 

Tăng nhanh hiệu quả truyền tải thông tin đến khách hàng, người tiêu dùng cao hơn hẳn thời gian trước mà chi phí bỏ ra thấp hơn: bạn chỉ cần một máy vi tính có kết nối mạng, một chiến smartphone là có thể giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng, các trang web, kênh mạng xã hội sẽ làm đực những điều đó. 

Giúp người dùng có thể tiếp cận sản phẩm một cách thuận lợi nhất. Với một nguồn dữ liệu lớn được thu thập trên Internet, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Các công ty có thể giảm bớt đáng kể số lượng nhân viên bán hàng, cắt bỏ các quy trình phức tạp nhưng vẫn tối đa được doanh thu

Với xu hướng Marketing 4.0, mọi sản phẩm/dịch vụ đều được chi tiết, cụ thể hóa bằng các hình ảnh mô tả trên máy, khách hàng không cần phải trực tiếp đến tìm đến sản phẩm. Sự tư vấn online từ các nhân viên mỗi khi khách hàng có nhu cầu, bất kể thời gian địa điểm nào, sẽ tăng trải nghiệm người dùng, đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp. 

Với kĩ thuật số, thông tin không chỉ đến được với khách hàng trong nước mà còn có thể quảng bá sản phẩm đến toàn cầu, đưa sản phẩm của bạn vượt xa biên giới

Những xu hướng marketing trong thời công nghệ 4.0

Những người ảnh hưởng (KOLs, Micro-Influencers): gọi chung những người có sức ảnh hưởng dù không quá lớn, nhưng họ nổi tiếng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, họ sở hữu một lượng lớn người quan tâm theo dõi (các fans). Họ có sức ảnh hưởng trong cộng đồng nên những gì họ giới thiệu sẽ nhận được sự quan tâm của nhiều người và biết đâu trong số đó có khách hàng của bạn. 

Các KOLs này có thể là một người nổi tiếng về thời trang (fashionista), trong lĩnh vực nấu ăn (food bloggers), người nổi tiếng trong giới mẹ bỉm sữa (mommy bloggers) ....

Nội dung marketing (Content marketing): marketing thông qua nội dung bài viết là phương thức phổ biến và bền vững nhất trong nhiều năm qua. Với châm ngôn "Content is King", nội dung bài viết sẽ thống trị và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả marketing, là nhân tố chính trong việc nâng cao nhận thức và trải nghiệm người dùng về sản phẩm, dịch vụ.

Marketing trải nghiệm khách hàng (Experience marketing): là đảm bảo khách hàng có những trải nghiệm tích cực và ấn tượng khi tiếp xúc với doanh nghiệp. Nhà quản trị có thể ứng dụng những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo…

Tích hợp ứng dụng truyền thông xã hội vào truyền thông. Sử dụng thêm các tích hợp ứng dụng Social media vào truyền thông như: Video trực tiếp-Livestream, Video trên Facebook, Facebook Messenger, chatbox, Zalo, WhatsApp,... để tiếp cận khách hàng.

Marketing tập trung vào đạo đức và sự chân thật: dù bạn có sử dụng công cụ nào và chiến lược marketing gì đi chăng nữa thì luôn phải ưu tiên cho vấn đề đạo đức trong marketing và tính chân thật trong câu chứu, lời nói. Niềm tin của khách hàng chính là tài sản quý giá và bền vững nhất mà doanh nghiệp có được.

Những xu hướng Marketing 4.0 thời công nghệ

Vận dụng Marketing 4.0 trong kinh doanh

Khách hàng của bạn đang sống trong kỷ nguyên công nghệ số, xu hướng Marketing 4.0 là tất yếu mà các doanh nghiệp cần phải nắm bắt để “chạm” tới khách hàng.

  • Một số thành tựu công nghệ đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như: các phần mềm quản lý bán hàng, các ứng dụng nhân sự trên điện thoại di động, tích hợp thiết kế các website đúng chuẩn SEO,...
  • Doanh nghiệp cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm phân tích thị hiếu khách hàng và lên phương án kinh doanh hiệu quả. Ứng dụng công nghệ và phân tích dữ liệu số trong hoạt động marketing tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình tiếp cận sản phẩm, tối ưu hóa các mô hình kinh doanh truyền thống.
  • Các khách hàng được kết nối xã hội với nhau trong các mạng lưới cộng đồng hình thành một cách tự nhiên trên các yếu tố do chính họ quyết định (như trên các diễn đàn, mạng xã hội,…) Doanh nghiệp phải đóng vai trò là người đồng hành với mong muốn giúp đỡ nhóm cộng đồng. Một khi bạn được họ chấp nhận, các nỗ lực tiếp thị của công ty sẽ có hiệu quả.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng đến sự sáng tạo và hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động marketing 4.0 do sự cạnh tranh trong kỷ nguyên số thực sự rất khốc liệt.

Xu hướng phát triển này đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ kiến thức về marketing trực tuyến, cập nhật công nghệ thông tin thường xuyên, có kiến thức về kinh tế xã hội trong nước và quốc tế để thực hiện tốt vai trò giám sát và quản lý các hoạt động marketing 4.0

Mặc dù còn có nhiều thách thức đòi hỏi doanh nghiệp cần có phương án khắc phục nhưng xu hướng Marketing 4.0 sẽ là con đường giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ.

Việc thành công hay thất bại hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng phát triển của công ty, về khả năng nhìn xa của người lãnh đạo, khả năng nắm bắt tình hình của người xây dựng chiến lược Digital Marketing cũng như sự thích ứng linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể.

> Xem thêm bài viết:

Tổng quan tình hình Digital Marketing tại Việt Nam

Video Marketing là gì? Có các loại nào? Lợi ích của video marketing

Quảng cáo dựa trên địa điểm (Location-Based Mobile Advertising) là gì?

Viết content bằng AI và những xu hướng marketing trong năm 2024