Mobile App là gì? Quy trình 10 bước thiết kế ứng dụng di động


Bạn đang có dự định xây dựng và phát triển một ứng dụng trên điện thoại di động, bạn đã nghĩ đến ý tưởng (concept app), khách hàng mục tiêu, tính năng,... Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết quá trình để triển khai một dự án thiết kế app.

Mobile App là gì?

Mobile App là viết tắt của Mobile Application, nghĩa là: ứng dụng trên thiết bị di động.

Mobile trong tiếng Anh nghĩa là "thiết bị di động" và Application trong tiếng Anh nghĩa là ứng dụng. Các ứng dụng như Facebook, Messenger, Zalo,... bạn đang sử dụng trên điện thoại đều được gọi là là mobile app.

Để viết được một ứng dụng cần rât nhiều yếu tố và tài nguyên. Nên đa số các ứng dụng di động hiện tại đều do các công ty kinh doanh phần mềm mobile viết ra theo yêu cầu của khách hàng. Quy trình chuẩn và chi tiết để phát triển một app sẽ được cung cấp sau đây.

Mobile App là gì?

Mobile App được tạo ra như thế nào?

Trước khi tiến hành phát triển ứng dụng di động

Trước khi đầu tư thời gian và tài nguyên vào việc tạo một ứng dụng di động, cần lưu ý những điều sau. Lí do là: dù việc phát triển có thể khá đơn giản, nhưng việc lên kế hoạch chiến lược lại hết sức phức tạp. 

Điều 1: Chọn hệ điều hành cho ứng dụng

Có hai hệ điều hành chính: iOSAndroid. App của bạn sẽ là một ứng dụng gốc, có nghĩa là nó được phát triển cụ thể cho một hệ điều hành nhất định. Vậy nên khả năng tương thích phần mềm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ứng dụng.

Một lựa chọn dành cho bạn đó là phát triển ứng dụng đa nền tảng hoặc một ứng dụng hoạt động cho cả iOS và Android. Với việc xuất hiện trong kho ứng dụng của cả 2 hệ điều hành, nhiều người dùng sẽ có thể truy cập hơn, tăng lượng khách hàng đến với bạn. 

Điều 2: Xác định rõ khách hàng mục tiêu

Hãy nghiên cứu kĩ càng về khách hàng mục tiêu của bạn. Hiểu người dùng mục tiêu của bạn là ai, mục đích của họ khi sử dụng, hành vi và sở thích của họ, và các nền tảng và thiết bị di động họ sử dụng. 

Điều 3: Cụ thể hóa ý tưởng về ứng dụng

Trước khi đào sâu vào chi tiết và thực hiện các bước phát triển đầu tiên, hãy xem xét liệu ứng dụng của bạn có phải là một giải pháp cho một vấn đề hiện có hay không. Nếu có, hãy nghĩ về cách nó sẽ giúp giải quyết điều đó. Hoặc, nếu ứng dụng của bạn dành riêng cho tổ chức của bạn, hãy xem xét xem liệu ứng dụng đó có thể là giải pháp chiến lược kỹ thuật số giúp công ty của bạn đạt mục tiêu không.

Điều 4: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

Bạn nên thực hiện một nghiên cứu để đảm bảo ý tưởng của bạn không phải là một trong hàng trăm mobile app giống nhau khác trên thị trường. Bạn không muốn phát triển ứng dụng của riêng mình chỉ để thấy rằng một ứng dụng tương tự đã tồn tại đâu.

Hãy chắc chắn rằng chiến lược phát triển ứng dụng của bạn là độc nhất, có Lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique-selling-point hay còn gọi là USP) và chức năng phù hợp với người dùng mục tiêu của bạn. Đối với các ứng dụng dành riêng cho doanh nghiệp, hãy đảm bảo kiểm tra đối thủ để nắm bắt sự hiểu biết về cách ứng dụng của bạn sẽ chiến thắng những đối thủ khác trên thị trường như thế nào.

Điều 5: Lập kế hoạch thiết kế và bảo mật ứng dụng

Thiết kế của ứng dụng là chìa khóa thành công của bạn. Một thiết kế tốt phải có giao diện người dùng thân thiện. Càng dễ sử dụng, người dùng càng có xu hướng tải xuống ứng dụng. Bên cạnh thiết kế, bảo mật là một ưu tiên hàng đầu. Hãy chắc chắn rằng bạn xem xét các tính năng bảo vệ dữ liệu và cài đặt quyền riêng tư. Các giao thức bảo mật ứng dụng của bạn càng tiên tiến thì càng tốt.

Quy trình 10 bước thiết kế app

Hướng dẫn chi tiết: Quy trình phát triển ứng dụng di động

Bước 1: Xác định ý tưởng của ứng dụng

Bước đầu tiên trong việc thiết kế app là xác định khái niệm tổng thể cho ứng dụng. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn muốn giải quyết điều gì và ứng dụng di động sẽ giúp bạn thực hiện điều đó như thế nào.

Việc này sẽ cho dự án tầm nhìn và cung cấp thông tin về các chức năng cũng như thiết kế cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh được đề ra. Bên cạnh đó, ý tưởng của app bạn sẽ thiết kế phải phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của người dùng mục tiêu, vì vậy hãy đảm bảo bạn hiểu rõ khách hàng của mình.

Cụ thể hóa từ ý tưởng mơ hồ

Bước 2: Xác định mô hình kiếm tiền của app

Điều này nằm ở bước 2 nghe có vẻ khá là sớm nhưng bạn thực sự nên bắt đầu suy nghĩ về cách ứng dụng di động của bạn sẽ kiếm tiền từ lúc bắt đầu. Các cách kiếm tiền phổ biến nhất trên mobile app bao gồm:

  1. Mua và nâng cấp trong ứng dụng. (In-app purchases and upgrades)
  2. Ứng dụng thương mại điện tử. (Fully eCommerce app)
  3. Trả tiền để tải xuống. (Pay-to-download)
  4. Quảng cáo trong ứng dụng từ bên thứ ba. (In-app advertisements from third-parties)

Bước 3: Lựa chọn các tính năng cho ứng dụng

Nhiều nhà phát triển mắc sai lầm nghiêm trọng khi cố gắng nhồi nhét quá nhiều tính năng vào ứng dụng di động của mình – đặc biệt là ở phiên bản đầu tiên. 

Dù bạn có tin hay không thì phản hồi của người dùng sẽ cho bạn biết những tính năng khác mà khách hàng đang tìm kiếm sau này. Đó mới là lúc bạn nên thêm các tính năng mới vào ứng dụng của mình.

Lựa chọn tính năng cần thiết

Bước 4: Xây dựng hành trình khách hàng và Wireframes

Sau khi bạn đã xác định rõ mục tiêu và các tính năng mong muốn của ứng dụng, nhà Thiết Kế Trải Nghiệm Người Dùng (User Experience Designer hay còn gọi là UX Designer) — với sự trợ giúp của các chuyên gia khác, chẳng hạn như nhà Chiến Lược Kỹ Thuật Số hoặc Kiến Trúc Sư Thông Tin — sẽ tạo Wireframes và hành trình người dùng mà khách hàng sẽ thực hiện theo thứ tự để hoàn thành hành động mong muốn.

Dưới đây lần lượt là 2 ví dụ về User Journey và Wireframe của một mobile app:

Ví dụ một User Journey đơn giản

Ví dụ một wireframe của mobile app

Bước 5: Thiết kế giao diện người dùng

Sau khi wireframe và hành trình của khách hàng được phê duyệt, nhà thiết kế ứng dụng (UX/UI Designer) sẽ thiết kế giao diện, thêm đồ họa, màu sắc, thiết kế, v.v. để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn và thân thiện với người dùng.

Giao diện người dùng của ứng dụng phải đảm bảo các yếu tố: Trực quan; Tải nhanh; Dễ hiểu; Đơn giản; Có thể truy cập; Cung cấp tất cả các tính năng cần thiết mà không cần phải thao tác quá nhiều.

Bước 6: Phát triển ứng dụng trong môi trường thử nghiệm

Sau khi giao diện app được thiết kế xong, Nhà Phát Triển Ứng Dụng sẽ bắt đầu mã hóa. Việc này nên được thực hiện trong môi trường thử nghiệm để có thể test app xuyên suốt trong toàn bộ quá trình phát triển.

Khi phát triển một ứng dụng, bạn nên bảo mật các tệp đang làm việc của mình bằng công cụ quản lý mật khẩu. Công cụ còn cho phép cộng tác viên của bạn truy cập các tệp từ xa khi họ cần.

Tính bảo mật của một ứng dụng là một yếu tố rất quan trọng cần được chú ý đến. Kiểm tra tính bảo mật bằng cách kích hoạt mã nguồn an toàn, thực hiện kiểm tra thâm nhập và tiến hành xác thực đầu vào. Các bước bổ sung như xác nhận việc triển khai các lớp bảo mật HTTPS và SSL/TLS cũng được khuyến khích.

Bước 7: Thử nghiệm tất cả tính năng

Trên thực tế, một chuyên gia đảm bảo chất lượng tận tâm nên tiến hành các cuộc kiểm tra QA thật kỹ để đảm bảo mọi tính năng đều hoạt động trơn tru. Nếu gặp lỗi trong môi trường thử nghiệm, các nhà phát triển sẽ có thể sửa lỗi đó trước khi ứng dụng được khởi chạy, đảm bảo rằng người dùng sẽ không thể gặp phải.

Các yếu tố của ứng dụng cần được kiểm tra nghiêm ngặt bao gồm:

  1. Chức năng giao diện người dùng và phụ trợ: Ứng dụng trông như thế nào? Các tính năng có hoạt động bình thường không? 
  2. Khả năng tương thích của thiết bị: Nếu một ứng dụng được tạo cho cả iOS và Android thì ứng dụng đó phải được kiểm tra kỹ lưỡng trên cả hai hệ điều hành. Điều này cũng bao gồm các phiên bản khác nhau của các hệ thống này. 
  3. Tích hợp ứng dụng với các công cụ khác: Ví dụ: nếu một ứng dụng yêu cầu người dùng sử dụng máy ảnh của họ, chức năng này có hoạt động trơn tru và đúng cách không?
  4. Cài đặt: Ứng dụng tải xuống từ cửa hàng ứng dụng như thế nào, quá trình cài đặt diễn ra như thế nào? Kích thước của ứng dụng có lớn không, có thể giảm bớt được không?

Đây là một số app kiểm tra ứng dụng tốt nhất trên thị trường mà các nhà phát triển ứng dụng sử dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm của họ: Lambda Test; Testigma.

Quy trình test app

Bước 8: Gửi app tới cửa hàng ứng dụng

Sau khi phiên bản V1 được hoàn thiện, ứng dụng sẽ được đưa lên các cửa hàng ứng dụng (App Store/CH Play) để người dùng có thể bắt đầu tải xuống và sử dụng ứng dụng. 

Các cửa hàng ứng dụng khác nhau có những quy định khác nhau mà bạn nên biết. Đảm bảo bạn xem xét tất cả các yêu cầu của họ trước khi gửi ứng dụng đến cửa hàng để không bị từ chối phát hành.

Bước 9: Marketing tới đối tượng khách hàng mục tiêu

Bạn có biết rằng các cửa hàng ứng dụng cho phép nhà phát triển ứng dụng tải ảnh, video và nội dung lên để thu hút đối tượng khán giả mà họ nhắm đến không?

Các công ty kinh doanh ứng dụng di động uy tín sẽ đảm nhận việc giúp các doanh nghiệp thực hiện chiến dịch marketing cho ứng dụng cả trên cửa hàng ứng dụng và trên các nền tảng khác, chẳng hạn như website hoặc các kênh mạng xã hội.

Điều này là bắt buộc vì 61% người dùng sẽ không muốn cài đặt một app mới ra mắt lên điện thoại của họ. Ngoài ra, nó sẽ tăng số lượt tải xuống - có nghĩa là bạn sẽ có thêm doanh thu và khả năng hiển thị nhiều hơn trong các cửa hàng ứng dụng.

Hãy tận dụng tối đa trang danh sách cửa hàng ứng dụng của bạn để quảng cáo cho app của bạn với những cách sau đây: 

  1. Mô tả chi tiết nhưng trực tiếp và hấp dẫn về các chức năng của ứng dụng của bạn
  2. Nhấn mạnh giá trị độc đáođiểm khác biệt được chỉ ra rõ ràng để người dùng thấy
  3. Ảnh, video và ảnh chụp màn hình trong ứng dụng mô tả các tính năng hấp dẫn nhất của ứng dụng (đi kèm một vài chữ về các ưu đãi hoặc lợi ích cho người dùng)
  4. Ngoài ra, bạn có thể muốn tạo một trang đích (landing page) hoặc một trang web nhỏ cho ứng dụng của mình, nơi có thể chứa tất cả thông tin này, cùng với các liên kết đến các cửa hàng ứng dụng nơi chúng có thể được tải xuống.

Marketing cũng là một khâu không kém phần quan trọng

Bước 10: Lắng nghe phản hồi và cải tiến

Một nguyên tắc quan trọng cần nhớ là việc phát triển ứng dụng không bao giờ thực sự hoàn thành. Người dùng sẽ cung cấp phản hồi, khách hàng sẽ để lại đánh giá, lỗi sẽ xảy ra, và các doanh nghiệp đôi khi sẽ muốn bổ sung các tính năng mới.

Tất cả những điều trên có nghĩa là bạn phải tạo ra một phiên bản mới cho app. Dù là bản sửa lỗi nhỏ hay bản cập nhật lớn - cần được phát triển và phát hành cho người dùng hiện tại cũng như cho cửa hàng ứng dụng mà bạn đang phát hành.

Lắng nghe người sử dụng và phản hồi của họ về ứng dụng của bạn ở những nơi họ lui tới: phần Review trên App Store/ CH Play, Diễn đàn công nghệ, Mạng xã hội và tất cả các nền tảng đánh giá trực tuyến tiềm năng khác.

Xem thêm: Chuẩn công nghệ với thiết kế websiteMobile First

3 thủ thuật giúp Mobile App của bạn nổi bậtgiữa các đối thủ

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được định nghĩa của mobile app và cách mà nó được tạo ra. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết, nếu thấy hay hãy chia sẻ ngay kiến thức bổ ích này nhé! Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về những chủ đề liên quan.